Dòng sự kiện:

Triệu chứng và cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

20:20 15/10/2016
Viêm tai giữa ở trẻ là căn bệnh thường gặp do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Khi trẻ mắc bệnh này cần có kế hoạch chăm sóc điều trị đúng cách, hiệu quả để bé nhanh khỏi bệnh.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời dễ làm bệnh diễn biến phức tạp, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Do đó nếu thấy các dấu hiệu dưới đây cha mẹ cần có biện pháp phòng ngừa và chăm sóc bé thật tốt.

Những triệu chứng của bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa ở trẻ rất dễ phát hiện bởi những triệu chứng thường biểu hiện ra bên ngoài. Dưới đây là những biểu hiện chính về căn bệnh này ở trẻ.

- Trẻ bị viêm tai giữa thường sốt cao: Sốt cao là biểu hiện rất nhiều căn bệnh ở trẻ. Chính vì vậy khi bị sốt cao rất khó đoán biết chính xác trẻ bị bệnh gì. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao từ 39 đến 40 độ kèm theo nhức đầu thì khả năng trẻ mắc bệnh viêm tai giữa là rất cao.

- Trẻ quấy khóc nhiều: tình trạng sốt cao, nhức đầu khiến trẻ khó chịu, bức xúc nên trẻ thường xuyên quấy khóc liên tục, khóc nhiều.

- Trẻ bỏ ăn hoặc chán ăn, bỏ bú: một trong những triệu chứng của viêm tai giữa ở trẻ chính là tình trạng trẻ bỏ bú, bỏ ăn hoặc chán ăn. Cùng với đó khi ăn vào bé rất hay bị nôn trớ khiến cha mẹ lo lắng, sốt ruột.

Trẻ không có phản ứng khi có tiếng động bởi cảm giác đau nhức, khó chịu tai

- Rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, chướng bụng, đi ngoài phân lỏng trong nhiều ngày cũng là một trong những triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ.

- Khi có tiếng động bé không phản ứng gì bởi các cơn đau tai, khó chịu làm cho thính giác của bé hoạt động kém hiệu quả hơn.

- Nếu khi bệnh nặng các mẹ sẽ thấy mủ tai chảy ra. Trong khi đó các triệu chứng khác đều giảm dần.

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách

Khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm tai giữa ở trẻ, cha mẹ hãy nhanh chóng thực hiện chế độ chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách, tránh để bệnh diễn biến phức tạp hơn.

- Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau với thuốc chống viêm, tiêu mủ cho bé uống để ngăn ngừa các triệu chứng tiếp theo của viêm tai giữa. Đặc biệt cha mẹ không cho trẻ dùng Aspirin.

- Sử dụng thuốc nhỏ tai kháng sinh để làm sạch tai và loại bỏ các vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

- Dùng khăn ấm hoặc miếng thấm làm nóng rồi đặt lên lỗ tai và cho bé nghỉ ngơi để bé bớt khó chịu, quấy khóc, nhanh hồi sức.

- Nếu trẻ không nghe rõ hãy đặt ống trong tai. Trong thời gian đặt ống cần tránh không để nước vào tai.

Đưa trẻ đi thăm khám để được điều trị đúng các và kịp thời nhất

- Nếu màng nhĩ đã bị thủng cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời, đúng cách.

Nguyễn Nhàn

Nguồn: Gia đình Việt Nam