Triệu chứng và cách điều trị nước ăn chân trong mùa mưa lũ
Nước ăn chân tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và lao động. Vì vậy ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh cần có biện pháp phòng ngừa kịp thời, tránh để bệnh phát triển nặng hơn.
Những triệu chứng của nước ăn chân
- Khi bị nước ăn chân, biểu hiện đầu tiên dễ nhận thấy chính là cảm giác ngứa ngáy, lở loét và đau rát nơi vùng da bị ảnh hưởng.
- Tiếp đến da sẽ bị tróc vẩy, phồng rộp nên rất dễ gây viêm nhiễm da nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách và vẫn thường xuyên tiếp xúc vưới nước.
Bong tróc da, ngứa ngáy, đau rát, nứt kẽ... là những triệu chứng dễ nhận thấy của nước ăn chân
- Lâu dần người bị nước ăn chân sẽ xuất hiện mủn, mụn nước hoặc viêm các kẽ ngón chân. Đặc biệt tại các mủn trắng sẽ xuất hiện thêm các kẽ nứt trông rất xấu xí.
- Lòng bàn chân, gót chân hay các cạnh ngoài của bàn chân xuất hiện mụn nước, các mảng da trông dày hơn và có màu nâu. Tùy từng mức độ mà các lớp vẩy nhỏ mịn trên da bàn chân có thể nằm rải rác, có thể tạo thành một mảng lớn.
- Nếu nước ăn chân chuyển sang giai đoạn bội nhiễm có thể khiến người bệnh bị sốt, đau đơn và nổi hạch, ngứa ngáy, rất khó chịu.
Điều trị nước ăn chân hiệu quả
Khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của nước ăn chân, cần nhanh chóng điều trị để đẩy lùi căn bệnh này, tránh để lâu bệnh sẽ nặng và khó chữa hơn. Dưới đây là phương pháp điều trị nước ăn chân hiệu quả ngay tại nhà, hãy cùng tham khảo nhé.
- Sử dụng thuốc bôi và một trong những loại thuốc sau đây được khuyến cao nên sử dụng khi bị nước ăn chân, đó là BSI 2%, ASA, Castellami, Nizoral, Calorem.
Ngâm chân vào nước muối rồi lau khô để nhanh chóng đẩy lùi nước ăn chân
- Nếu các tổn thương trên da nặng hơn do nước ăn chân gây nên thì ngoài việc sử dụng thuốc bôi thì nên kết hợp với thuốc chống nấm để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Các loại thuốc chống nấm phổ biến hiẹne nay là Griseofulvin, Nizoral hoặc Sporal.
- Nếu xuất hiện mủ, tình trạng đau nhức, khó chịu thì cần kết hợp thuốc bôi, thuốc chống nấm với thuốc kháng sinh. Đồng thời phải ngâm vùng da bị bệnh vào dung dịch thuốc tím pha loãng 2 đến 3 lần/ngày hoặc nước muối pha loãng. Sau đó dùng khăn sạch lau khô.
Khi thực hiện các phương pháp điều trị trên mà tình trạng nước ăn chân vẫn không thuyên giảm thì tốt nhất người bệnh nên đến bác sĩ để được thăm khám, điều trị đúng cách, kịp thời.
Phượng Chi
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua