Dòng sự kiện:

Trời trở lạnh, bà bầu vẫn phải cảnh giác với virus Zika

03:03 10/11/2016
Thời tiết trở lạnh mật độ muỗi vằn có thể giảm nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lan truyền vi rút Zika, khi bị muỗi đốt. Sản phụ mang thai cần phải đặc biệt lưu tâm phòng trừ muỗi đốt và theo dõi thai kỳ bằng cách đi khám định kỳ.

Đề phòng muỗi đốt ngay cả khi trời chuyển lạnh

Ngày 5/11/2016, cả nước đã ghi nhận 36 trường hợp dương tính với virus Zika tại TP. Hồ Chí Minh (29), Đắk Lắk (02), Bình Dương (02), Khánh Hòa (01), Phú Yên (01) và Long An (01). Trong số 36 trường hợp mắc bệnh trên có 1 cháu bé gái 4 tháng tuổi tại Đắk Lắk mắc phải dị tật đầu nhỏ do virus Zika và 3 trường hợp đang mang thai tại Hồ Chí Minh (một trường hợp mang bầu 3 tháng đã đình chỉ thai kỳ).

Theo TS. Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng, Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, thời tiết chuyển mùa kèm theo mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn gây bệnh phát triển. Loài mỗi này có đặc điểm đẻ trứng tại những nơi chứa nước sạch, vũng nước mưa đọng quanh nhà, chai lọ - phế thải, công trình xây dựng dở dang.

Thời tiết Miền bắc đã trở lạnh mật độ muỗi vằn có thể giảm nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lan truyền virus Zika, khi bị muỗi đốt. Sản phụ mang thai vẫn cần phải đặc biệt lưu tâm phòng trừ muỗi đốt và theo dõi thai kỳ bằng cách đi khám định kỳ.

Bà đầu vẫn phải cảnh giác với bệnh virus Zika ngay cả khi thời tiết chuyển lạnh.

Thông tin từ Cục Y tế Dự phòng, miền Bắc là địa bàn lưu hành muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết. Hiện chưa phát hiện người nhiễm virus Zika do quần thể muỗi vằn tại miền bắc. Nhưng hiện nay, di chuyển đi lại dễ giữa các địa phương nên nguy cơ lây nhiễm rất lớn.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, tế thì, Bộ Y tế đang tập trung vào phòng lây nhiễm Zika từ mẹ sang con. Vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em đang làm quy trình cụ thể cho từng cơ sở khi ghi nhận thêm trường hợp thai phụ mắc virus Zika mới.

Thống kê cho thấy tỉ lệ trẻ mắc chứng đầu nhỏ ở những bà mẹ bị nhiễm virus Zika trên toàn cầu là dưới 1% -10% trong đầu của thia kỳ. Nguyên nhân được xác định là do vi rút Zika tấn công vào tế bào mầm thần kinh làm não không phát triển, gây ra khiếm khuyết trong quá trình phát triển não ảnh hưởng tới đứa trẻ sau này.

“Có nhiều nguyên nhân gây dị tật đầu nhỏ ở thai nhi, do khi mang thai mẹ nhiễm virus sởi, rubella, một số do vi khuẩn, nhiễm độc hóa chất…”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Sản phụ phải làm gì?

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW cho biết, có khoảng 30 tác nhân có khả năng gây ra dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Trong đó virus Zika đứng đầu trong danh sách. Khó khăn hiện nay, dị tật đầu nhỏ do Zika thường chỉ xác định được ở những tháng gần cuối của thai kỳ. Nên hiện nay biện pháp chủ yếu là phòng bệnh cho bà bầu là khâu then chốt.

Công tác phòng bệnh bùng phát chủ yếu là diệt loăng quăng - bọ gậy, diệt muỗi và phòng muỗi đốt là chính. Bà bầu hạn chế muỗi đốt bằng cách ngủ màn mặc áo dài tay. Và đặc biệt phụ nữ có bầu hạn chế đi tới địa phương có dịch lưu hành.

Bác sĩ Nguyễn Văn Kính cũng khuyến cáo, sản phụ mang thai ngoài phòng tránh bệnh lây truyền do virus Zika thì cũng cần phải lưu tâm tới vi rút  rubella (sởi Đức). Nhiễm vi rút  rubella trong 3 tháng đầu tỷ lệ dị tật thai nhi ra rất cao lên tới 50-80%.

“Vi rút  rubella hiện nay đã có vắc xin phòng ngừa. Vì vậy để chủ động phòng bệnh trước khi mang thai chị em nên đi tiêm phòng”, bác sĩ Nguyễn Văn Kính nói.

Phó Giám đốc BV Phụ sản Trung ương, PGS.TS Trần Danh Cường cho hay: “Để phát hiện dị tật đầu nhỏ khi khám thai không hề khó. Nhưng thách thức lớn nhất của bác sĩ là phát hiện sớm ca đầu nhỏ lại khó vì tâm lý chị em chưa ý thức được tầm quan trọng của từng thời điểm, không tuân thủ lịch hẹn… Có 3 mốc khám quan trọng cân phải tuân thủ 12  tuần, 22 tuần và 32 tuần. Đối với các ca mới sinh, việc đo kích thước xác định mắc đầu nhỏ rất đơn giản như quan sát hình thái của đầu, biến dạng xương sọ, chụp cộng hưởng từ để biết cấu trúc não...”. 

>> Xem toàn cảnh về mức độ nguy hiểm do bệnh virus zika gây nên tại đây!

Theo Emdep

Nguồn: Gia đình Việt Nam