Trong nhà có người đau mắt đỏ, làm thế nào để không bị lây?
Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, việc lây bệnh diễn ra ở thời kỳ ủ bệnh. Ngay khi bệnh nhân đã khỏi vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần.
Đeo kính không loại trừ hết nguy cơ lây bệnh mà chỉ giảm thiểu khả năng lây bệnh. Nếu đeo kính nhưng vẫn dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt thì khả năng lây bệnh là rất lớn.
Đau mắt đỏ lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi; qua đồ dùng cá nhân, khăn tay; qua nước bị nhiễm khuẩn (nước hồ bơi). Vì thế, bệnh dễ lây ở trẻ em học cùng trường hoặc người sống cùng một nhà.
Bệnh đau mắt đỏ nếu được chữa trị kịp thời sẽ không để lại biến chứng nhưng nếu tự ý dùng thuốc hay điều trị không dứt điểm sẽ bị viêm, loét giác mạc.
Trong nhà có người đau mắt đỏ, làm thế nào để không bị lây là điều rất khó. Bởi Đau mắt đỏ lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi... Ảnh minh họa
Trong nhà có người đau mắt đỏ, làm thế nào để không bị lây?
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, nên cách ly không gian sinh hoạt với người bị đau mắt đỏ
Không dùng chung một bồn tắm, bồn rửa mặt với mọi người. Nên tự tắm trực tiếp ở vòi nước với chậu, xô riêng, không dùng bồn tắm chung nữa. Nếu cách ly người bệnh được thì càng tốt.
Để tránh lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua tay, qua những vật dụng hàng ngày như khăn rửa mặt, đồ chơi, bát ăn, cốc uống… nên cho người bệnh được ăn riêng, uống ly riêng, ngủ riêng.
Nên dùng khăn mặt riêng và giặt bằng xà phòng trực tiếp dưới vòi nước (không dùng lavabo hay chậu), phơi khăn ngoài nắng, giữ vệ sinh môi trường trong lành.
Luôn luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào các đồ dùng chung
Những đồ vật như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại, điều khiển tivi, quạt… là những vật dễ lây truyền bệnh, vì vậy sau khi chạm vào phải rửa tay bằng xà phòng, tránh đưa tay lên dụi mắt, sờ vào mũi, miệng. Rửa tay với xà phòng sát khuẩn là một biện pháp phòng bệnh rất hữu hiệu
Không dùng chung thuốc nhỏ mắt
Không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người đang nhiễm bệnh bởi gỉ mắt, ghèn mắt rất dễ lây qua thuốc nhỏ mắt và dụng cụ đựng nước nhỏ mắt.
Hạn chế tiếp xúc với người khỏe, đám đông
Những người đang bị đau mắt đỏ không nên đến chỗ đông người mà ở nhà nghỉ ngơi để tránh lây lan và để có thời gian nhỏ thuốc. Nếu cần tiếp xúc với những người xung quanh, người bệnh nên đeo khẩu trang để hạn chế nước bọt bắn ra khi nói chuyện, khi ho...
>> Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào?
>> 8 bài thuốc chữa đau mắt đỏ hiệu quả bằng thảo dược
>> Hướng dẫn cách xử lý đau mắt đỏ nhanh hết cho người lớn và trẻ nhỏ
>> Cảnh giác với bệnh đau mắt đỏ ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa
>> Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả
Mai Nguyên (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua