Từ 2018, sữa Việt không chỉ có sữa tiệt trùng mà được phân loại rõ ràng
Bộ Y tế vừa ban hành thông tư ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia sữa dạng lỏng QCVN 5:1-2017/BYT (thay thế QCVN 5:1-2010/BYT).
Quy chuẩn này quy định các mức giới hạn an toàn và các yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng, bao gồm nhóm sữa tươi (sữa tươi nguyên chất thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi nguyên chất tách béo thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi tách béo thanh trùng/tiệt trùng), sữa hoàn nguyên thanh trùng/tiệt trùng, sữa hỗn hợp thanh trùng/tiệt trùng, nhóm sữa cô đặc và sữa đặc có đường (sữa cô đặc, sữa đặc có đường, sữa tách béo cô đặc bổ sung chất béo thực vật, sữa tách béo đặc có đường bổ sung chất béo thực vật).
Từ 2018, sữa Việt không chỉ có sữa tiệt trùng mà được phân loại rõ ràng. Ảnh minh họa
Quy chuẩn này không áp dụng đối với các sản phẩm sữa theo công thức dành cho trẻ đến 36 tháng tuổi, sữa theo công thức với mục đích y tế đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh và thực phẩm chức năng.
Với quy định mới, từ tháng 3/2008 trên thị trường chỉ còn 6 tên gọi về sữa dạng lỏng, bao gồm: Sữa tươi nguyên chất, sữa tươi nguyên chất tách béo, sữa tươi, sữa tươi tách béo, sữa hoàn nguyên và sữa hỗn hợp.
Nhóm sữa tươi bao gồm sữa tươi nguyên chất; sữa tươi nguyên chất tách béo; sữa tươi; sữa tươi tách béo.
Sữa tươi nguyên chất là sản phẩm được chế biến hoàn toàn từ sữa tươi nguyên liệu, không bổ sung hoặc tách bớt bất kỳ thành phần nào của sữa và không bổ sung bất cứ thành phần nào khác.
Sữa tươi nguyên chất tách béo là sữa tươi nguyên chất nhưng đã được tách chất béo sữa.
Sữa tươi là sản phẩm được chế biến từ sữa tươi nguyên liệu (sữa tươi nguyên liệu chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng). Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa.
Sữa tươi tách béo là sữa tươi nhưng đã tách chất béo sữa (sữa tươi nguyên liệu đã tách chất béo sữa chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng).
Sữa hoàn nguyên được quy định là sữa dạng lỏng thu được bằng cách bổ sung một lượng nước cần thiết vào sữa bột hoặc sữa cô đặc để tái lập tỷ lệ nước và chất khô thích hợp của sữa hoặc thu được bằng cách kết hợp chất béo sữa và chất khô không béo của sữa, có thể bổ sung nước để thu được thành phần thích hợp của sữa.
Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa.
Thành phần sữa hoàn nguyên cũng phải chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng.
Với quy định mới, từ tháng 3/2008 trên thị trường chỉ còn 6 tên gọi về sữa dạng lỏng. Ảnh minh họa
Còn sữa hỗn hợp là sản phẩm được chế biến từ hỗn hợp sữa tươi nguyên liệu, các sản phẩm sữa hoặc các thành phần của sữa.
Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa. Thành phần sữa hỗn hợp cũng phải chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng.
Như vậy, cho tới khi quy định này có hiệu lực, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa sẽ có tới hơn nửa năm nữa để chuẩn bị cho việc chuyển đổi bao bì của mình.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Cách tăng lượng sữa và phục hồi sữa mẹ thật dồi dào để cho con bú
- Công thức đơn giản giúp mẹ sau sinh gọi sữa về
- Mách nhỏ cách bảo quản sữa mẹ trong ngày an toàn cho bé
- Sữa về ào ạt sau sinh nếu mẹ ăn món này thường xuyên
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua