Từ vụ cấp cứu vì dị ứng thanh long, chuyên gia chỉ rõ những điều cần tránh khi ăn
Thông tin một người đàn ông họ Lưu ở thành phố Gia Nghĩa, Đài Loan sau khi ăn thanh long phải nhập viện khiến nhiều người bất ngờ.

Cần phải sửa sạch vỏ trước khi bổ thanh long. Ảnh minh họa
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khó thở, chóng mặt, suy nhược toàn thân và sốc phản vệ. Anh cho biết, rất có thể là do buổi sáng ăn thanh long nên bị dị ứng như vậy.
Rất may mắn sau khi được cấp cứu khẩn cấp, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân nhanh chóng được phục hồi. Tuy nhiên, mọi người cảm thấy rất kỳ lạ khi loại quả lành tính như thanh long lại có thể gây dị ứng.
Theo giải thích của các bác sĩ, dị ứng với trái cây rất hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra trong đời sống.
Nhiều người cho rằng, vỏ quả thanh long rất dày, lại không có khả năng "hút" những loại sâu bọ nên đảm bảo an toàn, hiếm có nguy cơ nhiễm dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Xuất phát từ nguyên nhân này, nhiều người chủ quan thường bỏ qua việc rửa sạch quả trước khi ăn.
Theo giới chuyên gia, điều này thực sự không tốt. Mặc dù vỏ thanh long dày và chúng ta chỉ ăn ruột quả nhưng không ngoại trừ trường hợp hóa chất thôi nhiễm, rồi cầm nắm quả dẫn chất độc vào miếng thanh long. Ngoài ra thanh long thường có cấu trúc như phấn hoa, nên nếu không rửa sạch hoặc bóc vỏ sẽ dễ gây kích ứng cho da và môi, trường hợp nặng có thể bị sốc phản vệ.
Qua đây, các chuyên gia cũng khuyến cáo một số cấm kỵ khi ăn thanh long:

Ảnh minh họa
Không ăn khi bị tiêu chảy
Bị tiêu chảy không nên ăn thanh long vì quả có tính lạnh. Người có thể chất hư hàn, thường bị tiêu chảy, chân tay mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt thì không nên ăn nhiều thanh long.
Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt
Đến kỳ kinh nguyệt, chị em cần hết sức chú ý bởi ăn thanh long vào thời điểm này dễ khiến bụng lạnh hơn, tình trạng "đèn đỏ" thêm nặng nề, gây tổn hại sức khỏe.
Phụ nữ mang thai
Người mang thai nên cẩn thận khi ăn thanh long. Trong thanh long có chứa nhiều protein thực vật, do đó những người mang thai dễ bị dị ứng nên cân nhắc trước khi ăn.
Ngoài ra, những người bị chứng phiền muộn, ứ máu, dịch đờm nhiều cũng không nên ăn nhiều thanh long.
Lưu ý: Để tránh bị ảnh hưởng đến tiêu hóa, không nên ăn thanh long cùng lúc với sữa bò.
M.H (th)
Link nguồn:
Theo giadinh.net.vn
Con không hợp sữa công thức và 5 dấu hiệu khiến 97% mẹ luôn trăn trở
Chớm hè dùng điều hòa chút xíu, tiền điện đã tăng gấp đôi gấp 3: Chắc chắn phạm 1 trong 4 sai lầm này
Những lý do bất ngờ trẻ mắc cao huyết áp, cha mẹ đọc xong cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho con ngay
Thực hư hiệu quả của miếng dán hạ sốt mà nhiều người vẫn “tin sái cổ”
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua