Tưởng mụn nước vô hại, không ngờ suýt tháo bỏ chân vì hoại tử
Mới đây, Bệnh viện Nội tiết TƯ đã điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Hữu C, 41 tuổi ở Đống Đa – Hà Nội bị biến chứng nặng do đái tháo đường. Bị bệnh 17 năm nhưng trong quá trình điều trị, anh không uống thuốc đều đặn và thường tự mua thuốc điều trị tại nhà. Khoảng giữa tháng 5/ 2018, trên chân anh C mọc một vài mụn nước ở ngón chân cái. Anh C nghĩ do nóng hoặc ảnh hưởng của bệnh thận nên bị vậy chứ không nghĩ đây là biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Sau đó 2-3 ngày, những mụn nước ấy vỡ ra, ngón chân cái sưng nề, chuyển sang màu đen bầm như tụ máu kèm theo sốt. Ngay ngày hôm sau, anh nhập viện bệnh viện Nội tiết TƯ trong tình trạng tấy đỏ toàn bộ bàn chân phải, loét hoại tử nghiêm trọng. Tại đây, anh được chẩn đoán loét hoại tử bàn chân do đái tháo đường túyp 1, biến chứng thần kinh ngoại vi, thần kinh tự động.
Các bác sỹ, điều dưỡng Khoa Chăm sóc bàn chân – Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tiến hành cắt lọc phần thịt hoại tử và áp dụng các biện pháp điều trị cần thiết và tháo bỏ ngón cái bàn chân phải của anh C. Anh C không ngờ từ một vài mụn nước tưởng chừng như vô hại, chỉ sau 5 ngày đã dẫn đến nguy cơ tháo bỏ bàn chân, thậm chí cẳng chân.
Được biết, ngoài các vết loét ở chân, anh C cũng gặp nhiều biến chứng khác do căn bệnh đái tháo đường gây nên: sụt cân nghiêm trọng từ 75kg xuống còn 49kg, người gầy yếu, mệt mỏi. Thị lực của anh cũng giảm sút nghiêm trọng: mắt phải 2/10, mắt trái 6/10. Anh cũng gặp những biến chứng về thận và các bộ phận khác trên cơ thể.
Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO, bệnh đái tháo đường là “kẻ giết người” thầm lặng, gây ra những biến chứng nặng nề như: mù lòa, cắt cụt chi, suy thận, tai biến mạch máu não, bệnh lý mạch vành… đã trở thành gánh nặng bệnh tật không chỉ đối với người bệnh, gia đình mà còn đối với toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Hiện nay, ước tính cứ 11 người trưởng thành có một người mắc bệnh đái tháo đường và đến năm 2040 cứ 10 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc căn bệnh này.
Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng tránh bệnh, mọi người cần tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và rèn luyện thể lực đều đặn. Bên cạnh đó, việc đi khám sức khỏe thường xuyên và xét nghiệm đường huyết định kỳ để phát hiện sớm bệnh, điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị cần tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ và thận trọng với các biện pháp điều trị dân gian để tránh những biến chứng không đáng có.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mẹ vắt sữa chữa đỏ mắt cho con, bé trai 7 tháng tuổi phải bỏ một mắt vì hoại tử
- Cuộc điện thoại từ máy của mẹ chồng khiến tôi muốn viết đơn ly dị
- Cảnh báo trẻ có thể bị hoại tử, suy hô hấp do rắn độc cắn
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua