Tuyệt đối không được nghiền thuốc thành bột cho trẻ uống
Người già và trẻ nhỏ thường gặp vấn đề khó khăn khi uống thuốc, nhất là đối với những viên thuốc cứng, to. Vì thế họ thường lấy thìa để nghiền thuốc trong cốc hoặc tháo phần viên nang (đối với thuốc con nhộng) ra để dễ dàng nuốt.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng biện pháp này. Họ phân tích, nghiền thuốc để uống sẽ đưa đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong.
Nhiều loại thuốc được bao viên nhằm điều chỉnh tốc độ giải phóng thuốc vào hệ tuần hoàn máu. Khi bị nghiền, tốc độ giải phóng thuốc bị thay đổi và vì vậy, người sử dụng dễ ngộ độc do quá liều.
[mecloud]CQD8MF7fIb[/mecloud]
Những loại thuốc được kê chỉ sử dụng 1 lần trong ngày thường được bao viên một cách đặc biệt nhằm giúp hoạt chất đi dần vào máu trong vòng 24 giờ. Khi nghiền viên thuốc để uống thì nồng độ thuốc được hấp thu ban đầu rất cao, chẳng có gì cho khoảng thời gian còn lại trong ngày.
Lời khuyên của bác sĩ là, nếu người sử dụng bị chứng khó nuốt thuốc thì nên chuyển qua những dạng bào chế khác, như: thuốc lỏng, thuốc dán thấm qua da, thuốc hít, thuốc đặt trực tràng... chứ tuyệt đối không được nghiền thuốc để uống.
Bên cạnh đó, đối với trẻ em và người già hoặc bất kỳ ai gặp chứng khó nuốt thuốc thì phải báo với bác sĩ để họ có thể chuyển đổi dạng thuốc cho phù hợp.
Một số loại thuốc phổ biến nghiêm cấm nghiền hoặc tháo vỏ nang:
Tamoxifen: Thuốc này thường được chỉ định cho những bệnh nhân ung thư nhũ hoa.
Morphine: Dùng giảm đau trong những trường hợp đau nghiêm trọng, chẳng hạn ung thư.
Nifedipine: Đây là loại dược phẩm dùng để trị đau thắt ngực và cao huyết áp.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]llUFjcV0Fe[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua