Dòng sự kiện:

Uống rượu và ăn hồng giòn có gây tắc ruột?

17:04 03/10/2015
Hồng Đà Lạt hay còn gọi là quả hồng giòn thường ăn lúc còn tươi chưa chín mềm, màu vàng, trái có hình vuông hoặc như quả trứng gà.

 

 

 

[mecloud]GBWDGSVsD7[/mecloud]

Quả hồng giòn thường có màu vàng nâu sậm, bên ngoài có một lớp sáp và khi ăn thường có vị se chát vì chứa rất nhiều tannin.

Những ích lợi của quả hồng đối với sức khỏe

Tốt cho hệ tiêu hóa: Hồng là loại quả rất tốt khi bạn đang ăn kiêng, vị ngọt của nó chế ngự cơn đói rất tốt mà vẫn không có nhiều calories. Hồng còn dùng để chữa rối loạn tiêu hóa nhờ chất keo pectin tự nhiên trong thịt quả, ngoài ra hồng còn là liều thuốc truyền thống trị các bệnh về dạ dày.

Ngăn ngừa các bệnh tim mạch: Quả hồng chứa nhiều đường, hầu hết là đường glucose và fructose, giúp các mạch máu lưu thông, làm khỏe các cơ tim mà vẫn duy trì được lượng đường máu ở mức bình thường.

Hồng ngừa bệnh ung thư: Vì hồng có hàm lượng beta caroten cao, các hợp chất như sibutol và axit betulinic được nghiên cứu có tác dụng kháng ung thư.

Chống lão hóa: Nhờ nhóm hợp chất proan – thocyanidin có nhiều trong lớp vỏ, giúp bảo vệ tế bào không bị oxy hóa, củng cố thị lực nên hồng thường được xem là loại quả giúp chống lão hóa.

[mecloud]nYfjJ2GE3d[/mecloud]

Có tác dụng lợi tiểu: Chỉ cần 3 – 4 quả hồng mỗi ngày có thể giúp làm ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc, vì vậy những người bị bệnh cao huyết áp được khuyên nên ăn hồng.

Làm đẹp da: Vì chứa nhiều Vitamin C, A, chất sắt giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu, cải thiện sức khỏe làn da và tóc.

Giải rượu và chống say rượu: Tannin trong quả hồng thúc đẩy quá trình tiêu hóa của cơ thể, tăng tốc độ giải rượu, đồng thời Vitamin C phong phú trong hồng có tác dụng bảo vệ gan, làm gan hoạt động hiệu quả hơn. Nếu ăn hai quả hồng sau khi uống rượu, ngày hôm sau chúng ta sẽ không bị đau đầu.

Ăn hồng giòn có gây tắc ruột?

Nhiều người lo lắng hồng giòn được ngâm hóa chất để làm chín và tạo vị ngọt, thậm chí tắc ruột nếu ăn nhiều.

Trả lời về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh có những giải thích trên báo Tri  Thức Trực Tuyến.

Theo ông, hiện tại là mùa thu, quả hồng đang vào chính vụ nên vấn đề hóa chất bảo quản không đáng lo ngại. Quả chỉ ngâm trong nước để loại bỏ chất chát, sau đó chín tự nhiên, không dùng hóa chất. Vị ngọt cũng là vị vốn có của quả chứ không phải do hóa chất. Và chỉ thật sự đáng lo ngại khi người ta dùng nước bẩn để ngâm quả.

Hiện tại trên thị trường bán cả hồng của Việt Nam và Trung Quốc. Và Trung Quốc cũng ngâm theo phương pháp trên, không đáng lo ngại về hóa chất. Do họ có lợi thế về việc chọn giống nên quả thường to hơn loại trong nước.

Đặc biệt, việc ăn hồng giòn cũng không thể gây tắc ruột, thậm chí vừa uống rượu vừa ăn hồng giòn thì điều này cũng không thể xảy ra vì giữa rượu và hồng giòn không có sự tương khắc. Nhưng cần điều chỉnh chế độ ăn hồng và không nên ăn quá nhiều vì trong quả hồng có nhiều chất tanin và pectin có thể gây táo bón do cơ chế làm đông vón thức ăn.

Bên cạnh đó, lúc đói cũng không được ăn hồng giòn, đó sẽ là điều kiện cho chất tanin trong trái hồng dễ bị kết tủa, đông vón trong môi trường axit có thể gây tắc ruột - một hội chứng nguy hiểm.

Bạn có thể tham khảo 7 điều cấm kỵ khi ăn quả hồng tại đây.

Cách chọn quả hồng

Khi chín, cầm mềm tay thì quả hồng mới hết vị chát, nhiều nước hơn và vị mát. Khi mùa hồng về, bạn phải cẩn thận để không làm dập và xước phần vỏ, khi hồng đã chín thì nên cho vào tủ lạnh, để lạnh cũng là một cách để loại bỏ chất chát trong quả.


Chi Chi
(Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]CQD8MF7fIb[/mecloud]