Uống sữa đậu nành có thể mắc ung thư vú?
Tờ Health đưa tin, bà Lý 45 tuổi (Trùng Quốc) thường rất quan tâm đến phương pháp thực dưỡng nên tự chế biến sữa đậu nành và uống liên tục trong gần 3 năm.
Khi thấy trong người có nhiều biểu hiện lạ, bà đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe phát hiện bị ung thư vú. Kết quả đo estrogen của bà cao gấp mấy lần so với người bình thường.
Bác sĩ Tôn Nhất Hồng, Chủ nhiệm khoa Xét nghiệm đặc biệt, Bệnh viện thành phố Ninh Ba, là người trực tiếp điều trị cho bà Lý cảnh báo sữa đậu nành tự xay tại nhà theo phương pháp thực dưỡng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có hại.
Đậu nành rất giàu estrogen thực vật. Đối với phụ nữ có lượng estrogen thấp, uống sữa đậu nành với một lượng vừa phải sẽ rất tốt cho cơ thể.
Nhưng ở chị em có lượng estrogen tương đối cao, nếu uống liên tục sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư.
Bác sĩ Hồng nhắc nhở chị em rằng, bệnh ung thư vú ngày càng tăng cao có liên quan mật thiết đến thói quen bồi bổ cơ thể một cách mù quáng. Với kinh nghiệm 30 năm hành nghề, khi thăm khám cho các bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh ung thư vú, bác sĩ luôn hỏi kỹ về chế độ ăn uống của họ.
Ngoài sữa đậu nành, bác sĩ còn phát hiện 5 thực phẩm chức năng tưởng là "thần dược" như sữa ong chúa, gelatin, thiết bì phong đẩu, sâm Tây Dương, bột đạm đều không thích hợp cho tất cả phụ nữ. "Bồi bổ cơ thể không hợp lý sẽ đem đến nhiều phiền phức, thậm chí còn gây ra hậu quả nghiêm trọng", bác sĩ nói.
Vậy, trước vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng sức khỏe của Việt Nam nói gì?
Giáo sư Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, cho biết sữa đậu nành là nguyên nhân gây ung thư vú là một thông tin chưa có chứng cứ khoa học. Sữa đậu nành có giá trị dinh dưỡng rất là tốt, không phải là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.
Một vài nghiên cứu cho rằng mầm đậu nành có chứa một chất tương tự như estrogen. Người ta gọi là estrogen sinh học nhưng nó không thể gây ra bệnh ung thư.
Hiện nay, nguyên nhân của ung thư vú cũng như phần lớn các loại ung thư khác người ta chưa tìm được nguyên nhân trực tiếp gây ung thư vú.
Nhiều nghiên cứu ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau người ta chỉ thấy mối liên quan chặt chẽ giữa một số yếu tố như môi trường xung quanh cũng như nội tại cơ thể với ung thu vú gọi là yếu tốt nguy cơ ngoại sinh và yếu tốt nguy cơ nội sinh.
Tuy nhiên, bác sĩ CKII Nguyễn Vũ Mỹ Linh, Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương TP HCM đưa ra một quan niệm trái với bác sĩ Đức. Bà cho rằng trong đậu nành có chất phytochemical và chất chống oxy hóa rất có lợi cho sức khỏe. Sữa đậu nành giúp giảm tình trạng loãng xương, giúp việc hấp thu canxi tốt hơn.
Ngoài những nguyên nhân gây ung thư vú như hóa chất, tia phóng xạ... thì việc ung thư vú phụ thuộc rất nhiều vào nội tiết tố nữ estrogen. Nội tiết này thường chuyển hóa từ trong mỡ ra. Nồng độ estrogen cao có thể kích thích sự phát triển của ung thư vú.
Theo các nghiên cứu gần đây, trong sữa đậu nành có chứa chất estrogen thiên nhiên thực vật. Với những phụ nữ gầy ốm, thiếu estrogen thì sữa đậu nành là thực phẩm bổ sung estrogen rất tốt, giúp da dẻ hồng hào. Nhưng với những phụ nữ béo, nhóm những người có nguy cơ cao bị ung thư vú thì không nên sử dụng quá nhiều, chỉ nên tiêu thụ lượng thức ăn từ đậu nành ở mức vừa phải.
Vì thế, để đảm bảo an toàn, nếu muốn sử dụng sữa đậu nành, chị em nên dùng ở mức vừa phải và điều độ. Nên tìm hiểu kĩ các vấn đề liên quan đến sữa đậu nành trước khi sử dụng.
Chi Chi (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua