Dòng sự kiện:

Uống thuốc nhớ tránh xa 5 loại nước ép trái cây này!

22:02 28/08/2016
Thói quen uống nước trái cây cùng thuốc không những sẽ làm giảm tác dụng của thuốc mà còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh.

Nhiều người có thói quen sử dụng các loại nước ép trái cây để uống thuốc, hoặc uống nước ép trái cây ngay khi đã uống thuốc. Tuy nhiên thói quen này không những sẽ làm giảm tác dụng của thuốc mà còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh, lý do nước trái cây có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.

Vì vậy bạn lưu ý khi uống thuốc nhớ tránh xa 5 loại nước ép trái cây này:

1. Nước ép táo


Vài nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nước ép táo có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc, đặc biệt là warfarin. Bệnh nhân đang phải hóa trị hoặc uống Atenolol, một loại thuốc chống cao huyết áp, cũng nên tránh uống nước ép táo và bưởi.

2. Nước ép nho

Trong nho có một chất có thể gây ức chế enzyme CYP3A4 đó là chất furanocoumarin và bioflavonid. Việc gây ức chế CYP3A4 làm cho thuốc bị tích tụ trong cơ thể vầ gây nhiễm độc.

Người bệnh bị tích tụ thuốc lâu ngày có thể dẫn đến suy thận cấp tính, suy chức năng hô hấp, chảy máu dạ dày, ức chế tủy xương và thậm chí cỏ thể bị tử vong do ngộ độc thuốc.

Việc uống nước ép nho hay là ăn bất cứ thành phần nào của nho khi uống thuốc đều có thể dẫn đến ngộ độc.

3. Nước cam ép


Chúng ta thường có thói quen đi thăm bệnh nhân là mua cam để bồi bổ cho người bệnh. Những họ không biết rằng người bệnh thường phải uống thuốc, mà uống thuốc cùng với uống nước cam có thể sẽ làm giảm nồng độ thuốc đi 23-28%. Con số này thừa sức làm thay đổi phổ tác dụng của thuốc.

4. Nước ép bưởi


Loại nước ép quả này có thể gây phản ứng với 40 loại thuốc khác nhau và bạn có khả năng sẽ phải đối mặt với các tác dụng phụ của thuốc.

Theo các chuyên gia, bạn nên tránh uống nước ép bưởi vào buổi sáng, hoặc uống kết hợp với các loại thuốc nếu bạn có mức cholesterol cao, tăng huyết áp, hoặc loạn nhịp tim.

5. Nước ép việt quất


Nếu bạn đang uống warfarin (thuốc chống đông máu nhóm coumarin), một loại thuốc chống đông máu dùng để chữa đau tim, đột quỵ, máu đông…, bạn nên tránh uống nước ép việt quất.

Nghiên cứu cho thấy nước ép này chứa các chất flavonoid và hợp chất có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa warfarin và tác dụng chống đông của nó.

6. Nước ép dứa


Dứa có nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe người dùng, cải thiện tế bào da, chống lão hóa, giảm hiện tượng khô da và bong tróc. Dứa có nhiều vitamin C, chứa chất đặc biệt proteinase có thể làm tăng tính thấm của niêm mạc dạ dày.

Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc trị loãng máu, nên tránh nước ép dứa. Dứa chứa chất là bromelain có thể ảnh hưởng đến khả năng đông máu của thuốc.

Ngoài ra, chất này còn phản ứng với kháng sinh và thuốc an thần như benzodiazepine trị chứng lo âu. Nếu bạn đang bị nhiễm khuẩn hoặc đang dùng thuốc điều trị trầm cảm, nên tránh dứa.

Minh Sang (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam