Dòng sự kiện:

Vì sao ăn chanh leo nên bỏ hạt?

22:20 29/11/2015
Chanh leo là một loại trái cây hấp dẫn và bí ẩn, có nhiều lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe.

 

 

 

[mecloud]Vofz2VyTqt[/mecloud]

Chanh leo chứa rất nhiều loại acid amin như: prolin, valin, tyrosin, treonin, glycin, leucin, arginin... đồng thời còn là nguồn cung cấp lượng vitamin C và vitamin A dồi dào.

Ngoài vitamin, chanh leo cũng đã được chứng minh là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng như hàm lượng chất béo, chất xơ, protein, khoáng chất, canxi, phốt pho, sắt, carotene, vitamin B1, B2, B3 và các acid tự do đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Hạt chanh leo là một nguồn chất xơ tuyệt vời. Chính chất cơm nhầy bao quanh hạt làm cho chanh leo có mùi thơm đặc biệt.

Tác dụng tuyệt vời của chanh leo:

1. Hệ thống miễn dịch

Từ xa xưa, chanh leo đã được yêu thích và được trồng bởi đặc tính thúc đẩy hệ miễn dịch mà nó mang lại. Một quả chanh leo có tới hơn 100% tổng lượng vitamin C cần thiết cho sức khỏe. Chúng hoạt động giống như các chất chống oxy hóa, quét dọn các gốc tự do trong cơ thể và tiêu hủy chúng trước khi chúng gây hại cho các cơ quan. Hơn nữa, vitamin C còn kích thích hoạt động của tế bào bạch cầu và phần còn lại của hệ thống miễn dịch.

2. Phòng chống ung thư

Chanh leo cũng là một nguồn chống ung thư hoạt động mạnh mẽ trong cơ thể. Chất chống oxy hóa có trong chanh dây chủ yếu loại trừ các gốc tự do, được biết đến với việc gây biến đổi các ADN của các tế bào khỏe mạnh thành các tế bào ung thư.

3. Chứa vitamin A

Bên cạnh khả năng phòng chống ung thư, vitamin A còn có thể cải thiện sức khỏe mắt, bao gồm ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và quáng gà. Hơn thế nữa, nó còn đặc biệt hỗ trợ cải thiện sức khỏe, giúp cho làn da đủ nước và sáng hơn.

4. Hỗ trợ tiêu hóa

Chanh leo giàu chất xơ, và một khẩu phần chanh leo có thể cung cấp cho cơ thể con người gần 98% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày. Chất xơ hòa tan có cả trong phần màng và vỏ, có tác dụng như thuốc nhuận tràng. Nó có thể giảm các triệu chứng táo bón và thậm chí là ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa như ung thư đại trực tràng.

5. Điều hòa huyết áp

Nếu bạn ăn một lượng đủ chanh leo mỗi ngày, bạn có thể có được ¼ lượng kali cơ thể cần. Điều này giúp thư giãn các mạch máu và thúc đẩy máu lưu thông, giảm căng thẳng cho tim và tăng sức khỏe tim mạch. Hãy đảm bảo là bạn đã có chanh leo cho bữa trưa của mình để giữ cho trái tim khỏe mạnh và các tế bào hoạt động tốt.

6. Cải thiện tuần hoàn

Khi kết hợp với chức năng giãn mạch của kali, lượng sắt và đồng cao có trong chanh leo có thể thực sự có ảnh hưởng, giúp kích thích hoạt động trao đổi chất trong tất cả các cơ quan hệ thống, tăng năng suất và hiệu quả.

7. Hỗ trợ xương và mật độ khoáng chất

Chanh leo là loại trái cây rất quan trọng trong việc tăng mật độ khoáng chất trong xương và giúp xương khỏe mạnh.

8. Chữa mất ngủ

Một hợp chất thường bị bỏ qua trong chanh leo đó là chất alkaloid, bao gồm cả harman, có chức năng như thuốc an thần. Hợp chất này của chanh leo có thể giúp giảm bồn chồn, mất ngủ, khó ngủ, hồi hộp và lo âu, những điều khiến bạn không thể có một giấc ngủ tốt. Bởi vậy, thay vì một cốc sữa ấm, lần sau bạn hãy thử vài lát chanh dây và đi ngủ.

9. Hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp, hen suyễn

Các nghiên cứu hiện nay đã chứng minh rằng, sự kết hợp của các chiết xuất khác nhau từ vỏ chanh leo tím tạo ra một hỗn hợp bioflavanoid mới, giúp long đờm, an thần, làm dịu hệ thống hô hấp. Điều này có thể giúp giảm các cơn hen suyễn, thở khò khè, ho gà.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng chanh leo:

1. Không được ăn cả hạt

Những chất dinh dưỡng của chanh leo hầu hết nằm trong lớp màng nhầy bám vào hạt chanh gọi là áo hạt. Còn hạt chanh dây gần như không chứa chất dinh dưỡng nào.

Bởi thế, nếu bạn ăn chanh leo cả hạt, không những bạn không bổ sung được thêm nguồn dinh dưỡng mà còn gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Nếu ăn quá nhiều hạt chanh leo khiến cho những hạt này không đào thải ra ngoài bằng đường tiêu hóa được thì những hạt còn lại trong quá trình di chuyển có thể vô tình rơi vào ruột thừa hoặc túi thừa của ruột già khiến bạn bị viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già.

2. Người bị dị ứng, viêm loét dạ dày không nên ăn

 Chanh leo có thể gây ra các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, khó thở, hen suyễn và phù mạch máu. Chính vì thế, người có cơ địa dị ứng cần thận trọng thử trước với số lượng ít, cảm thấy an toàn thì mới nên ăn.

Chanh leo có nhiều axit hữu cơ có thể gây tổn thương cho người bị viêm loét dạ dày, vì thế người mắc bệnh này nên tránh xa chanh leo.

3. Không dùng chung với một số loại thuốc

Chanh dây cũng có thể tương tác với các thuốc an thần và thuốc kháng histamine hoặc một số thảo dược, và làm tăng mức độ buồn ngủ. Nó còn làm tăng nguy cơ chảy máu vì tương tác với thuốc chống đông.

Bởi vậy bạn cần lưu ý khi đã sử dụng những loại thuốc trên thì không nên uống chanh leo.

 

Cách lựa chọn, bảo quản và sử dụng chanh leo:

- Bạn nên lựa chọn những quả chanh leo có màu sắc tươi tắn, các quả đều nhau, không bị thâm đen, có mùi thơm dịu, bóp nhẹ chanh leo thấy hơi cứng là được. 

- Muốn bảo quản chanh leo tốt, bạn cần rửa thật sạch, để ráo nước 5-10 phút rồi buộc chặt vào túi ni lông để trong ngăn mát của tủ lạnh. Lưu ý là trong trường hợp nước chanh leo đã được pha chế sẵn, muốn giữ mát trong tủ lạnh bạn cần bọc giấy kính trong lên trên miệng cốc và nên sử dụng trong vòng 24 giờ.

- Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 1-2 quả chanh leo. Nên chia nhỏ lượng dùng trong ngày để tránh tình trạng bị dị ứng, tác dụng phụ.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Clip hot: [mecloud]JhHJVU1L8a[/mecloud]