Vì sao Hà Nội vẫn chưa công bố dịch bệnh sốt xuất huyết?
Trong tuần vừa qua, tại Hà Nội đã ghi nhận thêm 2.700 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết.
Cho đến thời điểm hiện nay số ca mắc bệnh tuyệt đối của Hà Nội chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh, số người mắc bệnh/100.000 dân đứng thứ 5 trên cả nước.
Đang cân nhắc công bố dịch
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp và khó dự đoán được bao giờ thì dịch bệnh này sẽ chững lại. Vì sao cho tới thời điểm này Hà Nội vẫn chưa công bố dịch bệnh sốt xuất huyết?
Ông Hoàng Đức Hạnh – Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay: “Chúng tôi theo dõi dịch sốt xuất huyết trong vòng 10 năm nay, dịch sốt xuất huyết hoành hành ở Hà Nội từ năm 2009 (trên 16.000 ca mắc bệnh), năm 2015 có trên 15.000 ca mắc bệnh và không có tử vong, còn các năm còn lại trung bình mỗi năm có từ 6-7.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết.”
Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Từ 1/1 đến nay Hà Nội có trên 13.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết và đã ghi nhận 5 trường hợp tử vong. Số mắc sốt xuất huyết tập trung chủ yếu ở các quận nội thành và số trường hợp mắc bệnh vẫn sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Ông Hạnh phân tích, theo các chuyên gia, đỉnh dịch sốt xuất huyết hàng năm thông thường rơi vào tháng 9, tháng 11. Năm nay, do thời tiết do thời tiết thuận lợi cho muỗi phát triển, do nhiệt độ chênh lệch nhiều, vì vậy việc dự báo đỉnh dịch khó có thể lường trước được.
Hiện nay, tại nhiều bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đang trong tình trạng quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện, điển hình như tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện Thanh Nhàn…
Số ca mắc tăng nhanh bất ngờ trong những tuần gần đây khiến rất nhiều người dân lo lắng.
Lý giải nguyên nhân tại sao Hà Nội chưa công bố dịch sốt xuất huyết? Ông Hạnh cho hay: “Việc công bố dịch với mục đích để công khai tình hình dịch bệnh cho nhân dân được biết. Mục đích thứ hai là thu nhận nguồn lực cho công tác phòng chống dịch. Hiện tại, Hà Nội luôn luôn chủ động và sẵn sàng trong việc phòng chống, điều trị bệnh sốt xuất huyết.”
Ông Hạnh chỉ rõ, hiện tại, Hà Nội đã công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng với số lượng ca mắc bệnh và ca tử vong. Hà Nội đã huy động nguồn lực cho công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, từ Thành ủy và Ủy ban nhân dân đã có những chỉ đạo kịp thời, các quận huyện và đoàn thể đã vào cuộc. Đến thời điểm này, Hà Nội đã chi gần 20 tỷ đồng dành phục vụ cho công tác phòng chống sốt xuất huyết, có huyện chi đến gần 2 tỷ đồng phòng bệnh sốt xuất huyết.
“Những việc trên đều được công bố công khai, Hà Nội đang làm hết sức mình, quyết liệt. Chúng tôi cũng theo dõi chặt chẽ tình hình dịch sốt xuất huyết, trong trường hợp cần thiết theo quy định và cân nhắc về tình hình kinh tế xã hội để có đề xuất việc làm các thủ tục công bố dịch cho phù hợp,” Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh.
Lấy hội trường làm phòng bệnh
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kê thêm 20 giường bệnh tại hội trường để điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Ngày 9/8, phó giáo sư Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế cho biết, trước diễn biến phức tạp của bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã chỉ đạo các bệnh viện tuyến Trung ương, đặc biệt là Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương là nơi khám và điều trị số bệnh nhân sốt xuất huyết của Hà Nội khá đông, mở rộng đơn vị điều trị ban ngày, kê thêm giường bệnh.
Hiện ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở I có gần 346 bệnh nhân điều trị trong đó có 242 bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị nội trú. Đây là những bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo, phải theo dõi diễn biến bệnh.
Chỉ tính riêng đến 10 giờ sáng 9/8 đã có 500 bệnh nhân đến khám sốt xuất huyết. Trung bình trong thời gian gần đây, có 80% bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương khám do bị sốt xuất huyết.
Bệnh viện cũng đã dành hội trường để kê thêm 20 giường làm chỗ nằm cho bệnh nhân ngoại trú để có thể nằm chờ (vì đa số bệnh nhân bị sốt) trong thời gian chờ xét nghiệm và được nhân viên y tế chăm sóc, theo dõi.
Trong suốt hai tuần vừa qua, nhiều cán bộ của các bệnh viện đã làm việc cả Thứ Bảy, Chủ nhật và phải đến tối muộn mới được về nhà… Sức khỏe của các cán bộ y tế cũng ảnh hưởng nghiêm trọng do phải trực thường xuyên theo dõi bệnh nhân. Thậm chí có cán bộ y tế bị ngã xe, ngón chân gãy cũng vẫn phải đi làm vì thiếu người.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã công khai số điện thoại đường dây nóng là 0969241616 để các nhân viên của bệnh viện có thể trao đổi chuyên về sốt xuất huyết và tư vấn cho người bệnh.
Hà Nam đã công bố dịch sốt xuất huyết Tại tỉnh Hà Nam, bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh từ giữa tháng 7 và hiện chưa có dấu hiệu giảm. Từ ngày 15/7 đến ngày 2/8, toàn tỉnh đã ghi nhận hơn 100 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Số bệnh nhân ngày càng tăng, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện ổ dịch, các ca bệnh tại các địa phương của tỉnh. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam đã có Quyết định công bố dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh từ ngày 1/8. |
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thêm một phụ nữ 36 tuổi ở Hà Nội tử vong do sốt xuất huyết
- Mỗi ngày ở Hà Nội có cả nghìn người khám sốt xuất huyết
- Mẹ bầu bị sốt xuất huyết nguy hiểm không?
- Trẻ mắc sốt xuất huyết tăng đột biến
- Những thực phẩm nên ăn khi bị sốt xuất huyết
- Chưa hết nỗi lo sốt xuất huyết, trẻ mắc bệnh hô hấp ùn ùn nhập viện
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua