Dòng sự kiện:

Vì sao không nên ăn gừng vào buổi tối?

17:39 12/11/2015
Gừng là một thứ gia vị không thể thiếu trong bữa cơm gia đình người Việt. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo, tuyệt đối không nên ăn gừng vào bữa tối.

 

 

 

 [mecloud]UFhcnRO9AT[/mecloud]

Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu; đồng thời có chứa gingerose, có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra gừng còn có chứa gingerol, có thể làm giảm sự phát sinh sỏi mật.

Dưới đây là những lời khuyên dành cho bạn trong việc sử dụng gừng để đảm bảo sức khỏe và hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng từ nó.

Nên ăn gừng cả vỏ

Có những người khi ăn gừng đều gọt bỏ vỏ đi, như thế sẽ không phát huy hết được công hiệu toàn diện của gừng. Bình thường, gừng tươi chỉ cần rửa sạch là có thể thái lát dùng.

Vứt bỏ gừng tươi đã bị dập, mọc mầm

Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, có thể làm thay đổi tính chất của gừng, hoại tử tế bào gan và dễ dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan.

Ăn gừng một cách điều độ

Gừng có tính nóng. Nếu ăn nhiều quá cơ thể sẽ bị nhiệt.

Tuyệt đối không ăn gừng vào buổi tối

Từ buổi tối, về đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát. Lúc này nếu ăn gừng sẽ khích lệ cho dương khí bốc lên. Do đó, nếu ăn gừng buổi tối sẽ làm ảnh hưởng đến quy luật sinh lí, không tốt cho sức khỏe.

Hãy nhớ câu nói của người xưa: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín.

Mùa thu nên loại bỏ gừng khỏi thực đơn hàng ngày

Vào mùa thu, tốt nhất là không ăn, vì mùa thu thời tiết khô ráo, táo khí (không khí khô) tổn thương phế, cộng thêm ăn gừng cay vào, lại càng dễ làm tổn thương phổi hơn, gây tăng mất nước, khô khan trong cơ thể.

Nên ăn gừng vào buổi sáng


Gừng có thể tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn ruột- dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn.

Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên.

Người bị trúng nắng và phụ nữ mang thai không nên ăn gừng

Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng.

Mặc dù gừng đôi khi được dùng để điều trị tình trạng ốm nghén, nhưng ăn quá nhiều lại có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác, theo Trung tâm Y tế MayoClinic (Mỹ), tiêu thụ gừng với liều lượng lớn có thể ảnh hưởng đến hormone giới tính của em bé hoặc gây sẩy thai, chảy máu khi manng thai.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]pmgZvERvSj[/mecloud]