Vì sao không nên phơi quần áo qua đêm?
Vào ban đêm, không khí có độ ẩm cao, quần áo không thể nào khô trong vài giờ được, nên thời gian phơi trong suốt 1 đêm chính là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Hơn nữa, thói quen phơi quần áo ngoài trời hoặc ngoài ban công khiến quần áo không những lâu khô mà đôi khi còn khiến chúng ám mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn.
Ảnh minh họa
Có rất nhiều loại nấm mốc xung quanh môi trường sống của bạn gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: Viêm xoang, viêm phế quản, suy hô hấp, dị ứng,... Với những trường hợp thông thường, da bạn sẽ bị nấm ngứa. Nhưng nếu vẫn giữ thói quen phơi quần áo ban đêm trong thời gian dài, người hít phải những bào tử nấm mốc có thể xuất hiện một trong hai triệu chứng:
Nhiễm trùng: Những người có hệ thống miễn dịch kém thường mắc phải, hoặc những người có vết thương hở.
Dị ứng: Gây ra những phản ứng dị ứng như hen suyễn, xoang, nổi mề đay,...
Các dấu hiệu của bệnh do nấm mốc gây ra thường là: Ho, mệt mỏi kéo dài, đau mắt và vòm họng, đau đầu, kích ứng da hoặc buồn nôn.
Mẹo phơi quần áo đúng cách, bảo vệ sức khỏe gia đình
Việc phơi đồ sau khi giặt tưởng chừng như là một điều rất dễ, nhưng nếu đồ không được phơi đúng cách, chúng có thể khiến bạn khó chịu khi mặc, thậm chí gây ra một số bệnh ngoài da hoặc các triệu chứng dị ứng. Dưới đây là một số mẹo phơi quần áo đúng cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình.
Ảnh minh họa
Không phơi quần áo vào ban đêm: Như những gì được lý giải ở trên, phơi quần áo vào ban đêm có thể khiến vi khuẩn và các loại nấm mốc sinh sôi phát triển trên quần áo, gây dị ứng và khiến quần áo có mùi khó chịu.
Phơi quần áo ở những không gian rộng rãi, thoáng mát, nhiều ánh sáng mặt trời: Việc phơi quần áo ở những nơi khô thoáng, có nhiều ánh mặt trời chiếu vào sẽ giúp chúng khô nhanh hơn, đồng thời hạn chế các vi khuẩn và nấm mốc sản sinh ở quần áo.
Phơi tách riêng quần áo sáng màu và tối màu: Việc này sẽ giúp cho những chiếc quần áo sáng màu của bạn không bị nhiễm màu bởi những quần áo có màu tối hơn, từ đó tăng độ bền và giữ cho những bộ đồ của bạn luôn sạch, đẹp.
Không phơi quần áo trên các dây phơi được làm từ sắt, thép hoặc kim loại dễ bị han, gỉ, vì gỉ sắt sẽ khiến cho quần áo của bạn bị dính những vết gỉ màu đỏ hoặc đỏ nâu, rất khó làm sạch. Thậm chí, việc tẩy các vết gỉ này khỏi quần áo cũng có thể khiến quần áo bị hỏng.
Để quần áo nhanh khô hơn vào những ngày mưa hay thời tiết ít nắng và gió, bạn có thể pha một chút nước muối vào nước xả vải cuối cùng.
Lộn trái quần áo trước khi phơi để giữ màu quần áo được tốt hơn, vì khi phơi quần áo dưới trời nắng, đặc biệt là khi nắng gắt, màu nhuộm quần áo sẽ rất dễ phai.
Cất quần áo ngay sau khi đồ đã khô, hạn chế để tới chiều tối, buổi đêm hoặc qua đêm ngoài trời, vì khi này là thời điểm sương xuống, sẽ khiến quần áo bạn bị ẩm và dễ phát sinh vi khuẩn.
Hạn chế phơi đồ khi trời nắng gắt, vì điều này có thể khiến các sợi vải và đường chỉ may nhanh bị mục, độ bền bị giảm xuống.
Nên phơi quần áo ngay sau khi giặt xong, vì nếu ngâm lâu, quần áo sẽ dễ bị hỏng và ám mùi khó chịu.
Thu Chang (T/H)
Link nguồn:
https://giadinhvietnam.com/vi-sao-khong-nen-phoi-quan-ao-qua-dem-d160791.html
Theo giadinhvietnam.com
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua