Vị trí mọc mụn báo hiệu tình trạng sức khỏe
1. Khu vực 1: Cổ
Nguyên nhân gây mụn là do hoóc-môn phải làm việc quá tải do cơ thể bạn hấp thụ quá nhiều đường hoặc bạn đang bị căng thẳng. Để tránh làm cho mụn trầm trọng hơn, bạn đừng để tóc dơ, bết dầu dính vào cổ và cũng đừng mặc áo có cổ quá chật.
2. Khu vực 2 & 3: Vai
Nguyên nhân gây mụn là do quá căng thẳng hoặc do quai túi của bạn cọ sát vào vai gây kích ứng và dẫn đến nổi mụn, lý do là vì da ở vùng vai khá nhạy cảm và dễ tổn thương.
3. Khu vực 4: Ngực
Bạn thường mặc quần áo có chất liệu polyester hoặc nylon? Chúng chính là nguyên nhân khiến da bị "bí thở" gây nên mụn. Không những thế, nếu bạn đang điều trị nhiễm nấm thì thuốc cũng có thể kích thích mụn trồi lên. Nếu cả hai đều không phải thì chắc chắn là hệ tiêu hóa gặp rắc rối, có thể do bạn đang thiếu dưỡng chất, ăn đồ quá cay hoặc uống quá nhiều nước lạnh.
4. Khu vực 5 & 6: Cánh tay
Vùng da này thô hơn các vùng khác trên cơ thể nên rất dễ bị chứng dày sừng do lượng tế bào chết bị thải ra quá nhiều hoặc do tuần hoàn cơ thể không tốt. Bạn có thể chữa trị bằng kem dưỡng ẩm có chứa axit salicylic và tẩy tế bào chết thường xuyên. Nếu vẫn không khỏi thì bạn nên xem xét lượng vitamin cơ thể mình đang hấp thụ.
5. Khu vực 7: Bụng
Bụng là nơi khó mọc mụn nhất vì ở đây rất ít tuyến dầu, nhưng nếu bạn có lượng đường huyết cao hoặc mặc đồ quá chật gây cọ sát cơ thể thì mụn cũng sẽ nhanh chóng "chiếm đóng" khu vực này.
6. Khu vực 8: Vùng kín
Khu vực này thường có độ ẩm cao nên rất khó diệt trừ lũ mụn đáng ghét. Về nguyên nhân gây mụn, có thể là do bạn tẩy hoặc cạo "vi-ô-lông" khiến lông mọc ngược dẫn đến mụn. Ngoài ra có thể do bạn vệ sinh thân thể kém hoặc do bạn đã nhiễm bệnh lây qua đường tình dục và mụn cóc.
7. Khu vực 9 & 10: Đùi và chân
Thường thì do da ở phần đùi dị ứng với sữa tắm, sữa dưỡng thể, bột giặt, nước xả mà gây nên mụn ở đây. Còn đối với cẳng chân, mụn có thể xuất hiện do lông mọc ngược sau khi tẩy hoặc cạo. Cách tốt nhất để xử lý mụn ở hai khu vực này là dùng sữa tắm có chứa axit salicylic hoặc axit glycolic. Ngoài ra bạn cũng chỉ nên dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không gây mụn.
8. Khu vực 11 & 12: Lưng
Khu vực này rất dễ nổi mụn do da nhạy cảm dễ dị ứng hoặc do bạn đổ mồ hôi nhiều mà không tắm ngay sau khi tập thể dục. Bên cạnh đó, quần áo chật, ba-lô hoặc dụng cụ thể thao cọ sát vào da cũng có thể gây mụn. Không những thế, các sản phẩm chăm sóc tóc hoặc cơ thể cũng có thể gây kích ứng da lưng. Nếu tất cả đều không phải thì có thể chế độ ăn của bạn đang chứa quá nhiều calo hoặc đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ hoặc bạn ngủ không đủ giấc.
9. Khu vực 13 & 14: Mông
Lý do đầu tiên là đồ lót của bạn bẩn hoặc chật và gây bí da. Lý do thứ hai là da bạn quá khô, hệ tiêu hóa không tốt đi kèm với chế độ ăn thiếu lành mạnh. Lý do cuối cùng là bạn uống quá nhiều nước ngọt và ăn quá nhiều đồ cay nóng.
Trọng Nguyễn (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua