WHO lên tiếng trước việc trẻ có phản ứng nặng khi tiêm Quinvaxem ở Việt Nam
Vắc xin Quinvaxem (hay còn gọi là vắc xin 5 trong 1) là loại vắc xin phối hợp phòng được 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/ viêm màng não do vi khuẩn Hib do Hàn Quốc sản xuất đang trong giai đoạn thử nghiệm và trẻ em Việt Nam tiêm vắc xin này là nằm trong kế hoạch thử nghiệm.
Gần đây có nhiều ca tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem khiến dư luận hoang mang về chất lượng vắc xin này.
Trong quá trình thử nghiệm tại Việt Nam, có một số trường hợp trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem, có trường hợp trẻ nôn ra máu hoặc có những biểu hiện khác thường. Trước vấn đề đang khiến nhiều bậc cha mẹ khúc mắc, lo lắng, TS Kohei Toda, chuyên gia tiêm chủng của WHO về sử dụng vắc xin Quinvaxem, chính thức lên tiếng giải thích và đưa ra kết luận về việc này.
TS Kohei Toda bác bỏ những tin đồn này.
“Vắc xin Quinvaxem đã được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định về chất lượng vào năm 2006 và được phép lưu hành. Hiện nay, vắc xin Quinvaxem đã được sử dụng tại 94 nước trên toàn thế giới với số lượng khoảng 449 triệu liều.
Tại khu vực Đông Nam Á, vắc xin này được sử dụng cho các nước Thái Lan, Philipin, Cam pu chia, Lào và Việt Nam. Ngoài Quinvaxem, các vắc xin có chứa thành phần ho gà toàn tế bào cũng được sử dụng rộng rãi tại 131 nước trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, từ năm 2010 đến nay đã sử dụng khoảng 24,9 triệu liều”, báo Dân Trí trích tuyên bố của TS Toda hôm 10/11.
Theo Kiến Thức, liên quan tới những trường hợp bé tử vong sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem ở nước ta trong thời gian vừa qua, ông Kohei Toda khẳng định: "Các trường hợp tử vong này chủ yếu do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý khác".
Cũng theo TS, các trường hợp trẻ Việt Nam gặp biến chứng nặng sau khi tiêm vắc xin đều được đem đi tiến hành điều tra và thẩm định minh bạch.
WHO khẳng định vắc xin Quinvaxem được sử dụng tại 94 quốc gia, với 449 triệu liều.
WHO cũng đánh giá Việt Nam đã rất nhạy bén trong việc đánh giá tai biến nặng sau tiêm chủng so với trước đây nên có nhiều trường hợp được báo cáo hơn trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, chuyên gia về tiêm chủng Quinvaxem của WHO cũng khẳng định tỷ lệ trẻ tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem không tăng so với các năm trước.
94% các trường hợp sốc phản vệ đều hồi phục nhờ được cán bộ y tế xử trí phù hợp và được các cơ sở khám chữa bệnh chăm sóc, điều trị kịp thời theo quy định của Bộ Y tế.
Tỷ lệ tai biến nặng liên quan đến vắc xin Bạch hầu - Ho gà (toàn tế bào) - Uốn ván đến nay là 4,5/1 triệu liều vắc xin sử dụng trong khi tỉ lệ theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới là 1- 20/1 triệu liều.
WHO vẫn khuyến cáo sử dụng vắc xin có thành phần ho gà toàn tế bào để tạo miễn dịch phòng bệnh tốt hơn. Vắc xin Quinvaxem là vắc xin an toàn hiệu quả có chất lượng tốt và chi phí hợp lý theo kết quả tiền thẩm định của WHO.
"Để đảm bảo phòng bệnh cho bé được tốt nhất, tất cả các bà mẹ cần lưu ý thực hiện theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế và tiếp tục đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, không chậm trễ. WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để đảm bảo việc sử dụng vắc xin an toàn", ông Kohei Toda khẳng định.
Theo thống kê của Bộ Y tế được nhắc tới trên báo Pháp Luật TP.HCM, từ đầu năm đến nay, trong số 3,6 triệu liều vaccine Quinvaxem đã tiêm cho trẻ em ở nước ta, ghi nhận 16 trường hợp phản ứng nặng với biểu hiện tím tái, khó thở và 8 trường hợp đã tử vong. Trong đó, hội đồng chuyên môn kết luận 2 ca sốc phản vệ và 6 trường hợp tử vong trùng hợp với việc trẻ mắc bệnh bẩm sinh.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất:
[mecloud]pmgZvERvSj[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua