Dòng sự kiện:

Xoắn tinh hoàn - Bệnh khó nói nhưng cực kì nguy hiểm

15:47 01/02/2016
Xoắn tinh hoàn cực kỳ nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây tắc nghẽn sự tưới máu, thiếu máu cục bộ dẫn đến hoại tử phải cắt bỏ tinh hoàn.

 

 

 

 

 [mecloud]SKvp38KJ7h[/mecloud]

Xoắn tinh hoàn là gì?

Xoắn tinh hoàn là bệnh lý do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, gây đau và sưng. Nếu kéo dài có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn và các mô xung quanh.

Những ai thường mắc xoắn tin hoàn?

Tiến sĩ - bác sỹ Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc bệnh viện Nam học và hiếm muốn Hà Nội cho biết trên báo Trí Thức Trẻ, xoắn tinh hoàn ở nam giới là bệnh gặp lứa tuổi trẻ em (xoắn ngoài tinh mạc thường gặp khi trẻ trong bào thai hay sơ sinh) và tuổi trưởng thành (12-18 tuổi) chiếm 65% (thường mắc xoắn tinh hoàn trong tinh mạc ‘bìu chứa tinh hoàn’); tỷ lệ 1/4000 ca ở nam giới trên 25 tuổi.

Triệu chứng của bệnh

Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn thường có các triệu chứng như sau: cơn đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, kéo dài dưới 6 giờ; bìu sưng to; buồn nôn và nôn; đau bụng; một tinh hoàn có thể ở vị trí cao hơn bình thường; đau tinh hoàn có thể đột ngột hết đau dù chưa điều trị do tư thế của bệnh nhân khiến tinh hoàn được tháo xoắn. Cần chú ý rằng, những triệu chứng nêu trên có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là trong hoặc sau khi bị chấn thương bìu hay hoạt động thể chất.

Xoắn tinh hoàn là trường hợp khẩn cấp nên phải nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Điều trị xoắn tinh hoàn nam

Ngay từ năm 1952 bác sỹ người Mỹ Dean Moheet ở Dallas là người tiên phong trong can thiệp ngoại khoa đơn giản, ít xâm lấn điều trị hiệu quả. Phẫu thuật cấp cứu, chỉ cần rạch một lỗ nhỏ, gỡ xoắn, cố định tinh hoàn với cơ bìu. Có thể khâu cố định cả hai bên ngừa xoắn tái phát. Chẩn đoán và điều trị trong giới hạn thời gian nhất định có thể bảo tồn chức năng tình dục cũng như sinh sản ở số đông bệnh nhân.

Xoắn tinh hoàn thuộc dạng cấp cứu ngoại khoa, cần phẫu thuật tức thì. Trong vòng 6 giờ là cơ hội vàng của điều trị; trong 12 giờ thành công 75%; trong 24 giờ thành công 20%; sau 24h hầu như không hiệu quả, các tế bào nhu mô hoại tử, cần cắt bỏ để tránh hoại thư. Số ít có thể “tự gỡ xoắn” hoặc gỡ xoắn bằng tay. Thủ thuật làm cho bệnh nhân đau giảm nhiều, kết quả đến 26,5%.

 

 

 

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh

Tuổi: thường gặp nhất ở nam giới từ 10 - 25 tuổi.

Tiền sử bị xoắn tinh hoàn: nếu bệnh nhân đã từng bị xoắn tinh hoàn nhưng các triệu chứng đã thuyên giảm không cần điều trị vẫn có khả năng mắc bệnh trở lại.

Thời tiết: xoắn tinh hoàn thường xuất hiện khi thời tiết lạnh, chẳng hạn bạn đi nghỉ mát ở vùng núi cao có nhiệt độ lạnh.

Bất thường bẩm sinh: bất thường quả lắc chuông (Bell clapper deformity) dẫn đến trục dài của tinh hoàn nằm ngang thay vì theo trục thẳng của cơ thể, khiến tinh hoàn xoay trên thừng tinh, gây tắc tĩnh mạch và tụ máu, với hệ quả là thiếu máu động mạch và hoại tử tinh hoàn.

Chi Chi (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video hot: [mecloud]NmMy4kBmEA[/mecloud]