Dòng sự kiện:

Xua tan lo lắng cận thị ở trẻ bằng thói quen sinh hoạt chuẩn

20:53 14/07/2015
Cận thị học đường không còn xa lạ đối với mọi người nữa, trẻ em những mầm non của đất nước đang rơi vào tình trạng cận thị nặng nề, số trẻ em mắc bệnh cận thị không ngừng tăng cao theo từng năm.

Tật cận thị là một dạng lỗi khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt. Do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì thay võng mạc. Và kết quả của điều này là những vật thể ở gần thì ta sẽ nhìn thấy rõ còn những vật ở xa thì lại mờ.


Cận thị học đường không còn xa lạ đối với mọi người nữa, trẻ em những mầm non của đất nước đang rơi vào tình trạng cận thị nặng nề, số trẻ em mắc bệnh cận thị không ngừng tăng cao theo từng năm. Nguyên nhân của bệnh cận thị học đường thì không còn gì mới mẻ mà chủ yếu chính là do việc học tập nghỉ ngơi, chăm sóc đôi mắt không hợp lí đã gây ra tình trạng trên. 

Tại sao trẻ hay bị cận thị?

Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ: đặc biệt là từ 7-9 tuổi và 12-14 tuổi, trong khoảng thời gian này nếu trẻ ngủ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị.

Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ: hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể dưới 2,5kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.

Trẻ sơ sinh thiếu tháng: trẻ sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận thị từ khi học vỡ lòng. Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái, mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.


Trẻ em xem ti-vi quá gần: nếu như ngày nào trẻ em cũng xem ti-vi nhiều hơn 2 giờ, với khoảng cách từ mắt tới ti-vi nhỏ hơn 3m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều.

Nếu không muốn trẻ bị cận thị thì phải làm sao?

Một trong những điều cốt yếu nhất về thị lực là ánh sáng thích hợp. Hãy luôn luôn đảm bảo cho con bạn có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập. Cả ánh sáng quá mạnh lẫn ánh sáng quá mờ đều làm cho mắt trẻ mệt mỏi, cần phải tránh. Không để trẻ đọc sách, viết chữ liền trong thời gian dài. Cũng không nên xem ti vi 2 – 3 giờ liền. Kiểm soát khoảng cách đọc sách và viết chữ của trẻ.

Khoảng cách từ mắt đến mặt trang sách, trang giấy cần khoảng 30 – 50cm. Tư thế ngồi học của trẻ phải ngay ngắn. Khi viết không để đầu trẻ nghiêng ngả hoặc không nằm xem sách, vừa ăn vừa xem sách báo. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cho  trẻ ăn nhiều các thực phẩm gồm các chất protein và vitamin. Khi học tập căng thẳng, càng  phải chú ý bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tập thể thao, thể dục.

Trẻ em nên được kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp của thị giác. Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc tật cận thị, hãy kiểm tra thị lực cho con ngay lập tức, để tình trạng không nặng thêm. Thời điểm tốt nhất đi kiểm tra thị lực cho trẻ là trước khi bé bắt đầu đến trường. Thị giác và tình trạng mắt mập mờ không được phát hiện có khả năng gây mù trong tương lai, đặc biệt trong những giai đoạn quyết định của sự phát triển mắt, tức là từ 6-9 tuổi.


Các mẹ nên chú ý:

  • Bố trí phòng học của trẻ đủ ánh sáng, không sử dụng đèn chiếu sáng công suất mạnh hoặc ánh sáng đèn quá tối.
  • Bàn, ghế cho trẻ ngồi học phải được thiết kế đúng quy cách.
  • Không cho trẻ đọc, viết trong thời gian dài, nên khuyến khích trẻ thư giãn sau mỗi 1 tiếng.
  • Kiểm soát khoảng cách đọc, viết của trẻ, hướng dẫn trẻ duy trì mức từ 30-50cm từ mắt đến mặt sách.
  • Xem tivi ở khoảng cách ít  nhất 2m, ngồi cách màn hình máy tính ít nhất 50cm, khuyến khích trẻ nghỉ ngơi sau mỗi 30-40 phút.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời.
  • Cho trẻ đi khám mắt thường xuyên để kịp thời điều chỉnh các vấn đề gặp phải.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, nhất là các nhóm thực phẩm giàu Vitamin A, B2, C, E, Kẽm, Selen, Lutein, Zeaxanthin, Vaccinium…

 

Thức ăn chứa nhiều vitamin A

Khi cơ thể thiếu vitamin A sẽ sinh ra chứng “quáng gà”, có khi nặng đến mức không nhìn rõ được khi trời mờ tối, đèn mờ, thiếu ánh sáng… Như vậy sẽ làm cho những tế bào mô tuyến lệ bị tổn hại dẫn đến bệnh khô mắt. Thức ăn chứa nhiều Vitamin A có nhiều trong gan động vật, sữa bò, sữa cừu, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá…


Thực phẩm chứa nhiều Caroten

Caroten có trong các loại rau cải xanh, cải trắng, rau chân vịt (rau sam), cải dầu, đậu xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt, táo, khoai lang, bí, đu đủ, đặc biệt là gấc… Sau khi ăn, cơ thể hấp thu caroten rồi chuyển hóa thành Vitamin A. Hiện nay đã có nang gấc của tân dược trong nước sản xuất.

Thức ăn chứa nhiều Vitamin B1 và Riaxin (Niacin)

Nếu cơ thể thiếu Vitamin B1 sẽ gây ra viêm dây thần kinh đặc biệt là dây thần kinh thị giác, gây sung huyết dây thần kinh thị giác, xuất huyết thị võng mạc, làm giảm thị lực nhanh chóng… Nếu thiếu Niaxin sẽ gây ra rung giật nhãn cầu làm yếu thị giác… Thức ăn chứa nhiều Vitamin B1 và Niaxin là các loại đậu, thịt nạc, lạc, gạo lứt (tức gạo bóc vỏ trấu không giã). Các loại rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô…

Thực phẩm chứa nhiều Vitamin B2

Vitamin B2 đảm bảo cho thị võng mạc và giác mạc chuyển hóa được bình thường. Thiếu vitamin B2 sẽ xuất hiện các triệu chứng chảy nước mắt, mắt đỏ, ngứa, viêm bờ mi, viêm giác mạc, đục thủy tinh thể (nhân mắt)… Vitamin B2 có nhiều trong nội tạng động vật như cừu, thịt nạc, sữa bò, trứng các loại, các loại đậu và rau lá xanh…

Thức ăn chứa nhiều Crom

Khi cơ thể thiếu crom, sẽ có mối liên quan đến sự hình thành chứng cận thị, vì thiếu crom sẽ kích thích làm nhân mắt lồi ra, dễ gây tăng độ cận thị. Nguồn thức ăn chủ yếu có chứa crom là men bia, rượu, gan động vật, thịt bò, bột mì thô, gạo lứt, đường đỏ, nước nho, nấm các loại…

Thức ăn chứa nhiều kẽm Trong

võng mạc mắt của người có chứa hàm lượng kẽm cao nhất, ngay cả ở mi mắt, hàm lượng kẽm cũng tương đối nhiều. Vì vậy, khi thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến thị lực. Các thức ăn chứa nhiều kẽm hơn cả là sò biển, cá trích, gan, trứng…

Thực phẩm chứa nhiều canci Canci

có liên quan tới nhãn cầu, nếu thiếu canci dễ dẫn đến sụt giảm khả năng đàn hồi của củng mạc, làm cho nhãn cầu bị giãn và phát triển thành cận thị. Những thức ăn chứa nhiều canci có trong tôm, cua, moi biển, rau câu, tương, vừng, đậu tương, bơ, lòng đỏ trứng và các loại cá…

Thực phẩm chứa nhiều selen

Selen có liên quan đến độ nhanh nhạy của thị lực con người. Qua nghiên cứu, người ta nhận thấy, nếu mỗi ngày đưa vào cơ thể một lượng selen nhất định từ ăn uống, sẽ làm giảm sự phát sinh cận thị và cả các bệnh về mắt khác. Những thực phẩm chứa nhiều selen bao gồm cá, tôm, các loại sò, hến, các món ăn bằng bột mì, gạo lứt, đậu tương, vừng, ớt, tỏi, hành tây, nấm các loại, rau mã thầy, cà rốt…

Bổ sung các thức ăn có chứa nhiều phốtpho

Phốtpho đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì độ dẻo dai của củng mạc. Do vậy ăn thức ăn chứa nhiều phôt-pho là rất cần thiết cho mắt. Những thức ăn có chứa nhiều phốtpho gồm cá, tôm, sò biển, sữa, táo đỏ, rau câu…

Các loại thức ăn kiềm tính

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi ăn nhiều thức ăn có tính acid thì bệnh cận thị dễ xảy ra. Do vậy các nhà khoa học về dinh dưỡng khuyên nên ăn nhiều thức ăn kiềm tính để duy trì sự cân bằng giữa base và acid. Thức ăn kiềm tính có trong rau xanh, hoa quả, đậu các loại.

PHƯƠNG MAI (Tổng hợp)/ĐSPL