Dòng sự kiện:

10 bệnh nguy hiểm về mắt của trẻ nhỏ thường bị mẹ bỏ quên

21:22 29/02/2016
Nếu thấy mắt của con có các biểu hiện khác, hãy coi chừng vì nó có thể là dấu hiệu của đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và các bệnh về mắt nguy hiểm khác.

 

 

 

Vấn đề thị lực ở trẻ em đang trở nên khá phổ biến. Trong khi một số vấn đề về mắt có thể được giải quyết bằng cách đeo kính thì một số khác cần chú ý nhiều hơn và chăm sóc y tế. Mẹ càng sớm phát hiện những dấu hiệu ở trẻ thì càng tốt.

Vấn đề xảy ra đối với trẻ em là chúng không thể nói cho mẹ biết rằng chúng có một vấn đề tầm nhìn. Vì vậy, ở đây, Tiến sĩ Nhi khoa Virender Sachdeva, mắt, lác và thần kinh, Trung tâm chăm sóc mắt Nimmagadda Prasad cho trẻ em sẽ nói về các dấu hiệu bất thường ở mắt trẻ em để mẹ có thể sớm nhận ra.

1. Tiềm ẩn lỗi khúc xạ: Có nghĩa là con bạn có một vấn đề với tầm nhìn rõ ràng. Các triệu chứng mà bé có thể cảm nhận được là nhìn mờ, nhìn vật thể và xem truyền hình từ một khoảng cách rất gần…

Đôi khi chúng cũng có thể bỏ qua đồ chơi dù ở khoảng cách rất gần. Và trong các trường hợp khác, trẻ có thể cố gắng thu nhỏ nhãn cầu khi đọc hoặc tập trung vào những thứ đó. Đó là những dấu hiệu ban đầu mà cha mẹ cần nhận biết được. Hãy nhớ rằng, ở trẻ nhỏ, đau đầu và mỏi mắt khi đọc sách cũng có thể là biểu hiện cần đeo kính.

2. Nguy cơ lác: Nhức đầu và mỏi mắt không chỉ là triệu chứng mà lỗi khúc xạ gây ra. Nếu điều này xảy ra thường xuyên sau khi đọc sách hoặc xem tivi, nó cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn lác hoặc mất cân bằng của cơ mắt. Đối với trường hợp này, trẻ cần phải được đeo kính. Đặc biệt các bài tập cho người suy nhược cơ mắt và điều trị khi phẫu thuật lác có thể giúp giảm các vấn đề.

3. Dị ứng viêm kết mạc: Chà mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt và những biểu hiện dị ứng thường được gọi viêm kết mạc dị ứng. Nó có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc trẻ dụi khi mắt đỏ hoặc chảy nước mắt.

Thông thường có hiện tượng sưng nhẹ ở mi mắt, đỏ mắt và một ít mủ từ mắt. Đôi khi có thể có sự hiện diện của một bọt sưng quanh giác mạc (trung tâm phần màu đen của mắt). Cần tới bác sĩ để thăm khám.

4. Dị ứng ở mắt: Mi mắt bị sưng, chảy nước mắt và sợ ánh sáng (không thể tập trung vào ánh sáng) biểu thị sự nhiễm trùng ở mắt và mí mắt. Một điểm quan trọng cần nhớ là khi ra dị ứng ở mắt có xu hướng lây lan nhanh chóng. Đôi khi nhiễm trùng mắt cũng có thể đi kèm sốt.

5. Sẹo ở giác mạc hay đục thủy tinh thể: Sự xuất hiện một phần mờ đục trắng trên giác mạc (phần trong suốt trung tâm của mắt) có thể dấu hiệu một vết sẹo giác mạc hoặc là kết quả của một bệnh nhiễm trùng, chấn thương, hoặc có thể là do các bệnh về mắt di truyền khác.

Đây cũng có thể là dấu hiệu đục thủy tinh thể. Song song với dấu hiệu này có thể là biểu hiện mắt trẻ bị mờ. Nó thậm chí có thể dẫn đến sự mất liên lạc với bố mẹ bằng mắt.

Ở một số trẻ em, nếu điều trị chậm trễ có thể khiến trẻ phải nheo mắt và rung giật nhãn cầu.

Phần mờ đục màu trắng ở một hoặc cả hai mắt trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ cũng có thể là do vấn đề phát triển võng mạc hoặc nguyên bào võng mạc (ung thư đe dọa tính mạng của mắt).

6. Bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh: Chảy nước mắt, sợ ánh sáng (không có khả năng mở mắt ngoài ánh sáng) kết hợp với sức nặng của phần trung tâm của mắt, hoặc một sự biến màu xanh liên quan đến nhãn cầu có thể là sự phát triển của một bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh. Nếu điều trị sớm trong giai đoạn trứng nó có thể ngăn ngừa tình trạng mất thị lực vĩnh viễn do thiệt hại cho các dây thần kinh của nhãn cầu gây ra.

7. Bạch tạng: Một làn da đặc biệt và tóc cùng với lắc của nhãn cầu có thể là dấu hiệu bệnh bạch tạng. Đó có thể là do sự thiếu hụt các sắc tố chịu trách nhiệm cho màu sắc của da, tóc và mắt. Những trẻ này cũng thường sợ ánh sáng và khó khăn trong tầm nhìn.

8. Nheo mắt: Trẻ bị lác (độ lệch của nhãn cầu), lắc của nhãn cầu hoặc xu hướng để giữ đầu sang một bên có thể có một vấn đề với các chuyển động của mắt. Các điều kiện này có thể biểu hiện về mắt hoặc vấn đề não.

9. Sợ ánh sáng: Không có khả năng để mở mắt nhìn về phía ánh sáng có thể là một triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp cơ bản, nhiễm trùng mắt, bạch tạng và vấn đề võng mạc khác. Một cuộc kiểm tra sớm có thể giúp chẩn đoán và tối đa hóa tiềm năng thị giác của trẻ.

10. Mắt không đối xứng: Điều này có thể biểu hiện một sự khác biệt trong kích thước của nhãn cầu ở vị trí mí mắt. Tình trạng này có thể do bẩm sinh hoặc được xảy ra sau một chấn thương mắt. Nó thường có thể được khắc phục bằng một phẫu thuật nhỏ, tuy nhiên, nếu không được điều trị có thể dẫn đến sự phát triển của một lỗi khúc xạ đặc biệt.

Chi Chi (theo The Health Site)

Nguồn: Gia đình Việt Nam