10 "đột biến" sau sinh mà mẹ bầu nào cũng gặp phải
Tin liên quan
1. ”Tạm biệt” cơ bụng săn chắc
Có thể trước khi mang thai, cơ bụng của bạn khá hoàn hảo, nhưng sau giai đoạn “vượt cạn” thì chúng đã không còn “nghe lời” bạn nữa. Điều này là bình thường, về lý thuyết phải mất 6 – 8 tuần cho tử cung của bạn trở lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, đối với cơ bụng có thể vẫn bị to, béo thậm chí hàng tháng trời sau sinh (một số bà mẹ không bao giờ lấy lại được cơ bụng của mình).
Có 2 điều quyết định việc lấy lại cơ bụng sau sinh: đầu tiên là tập thể dục và thói quen ăn uống đúng trong thời gian mang bầu, thứ hai là chăm sóc sau sinh giúp săn chắc cơ và vùng da bị rạn. Chính vì vậy, bạn không nên đổ lỗi cho cơ thể của mình. Ngoài ra, kích thước bụng sau sinh được lấy lại nhanh hay chậm cũng phụ thuộc nhiều vào việc bạn sinh thường hay sinh mổ.
2. Khó chịu khi ngực thay đổi kích thước
Trong thời gian mang thai, ngực của bạn có thể tăng kích thước để phù hợp với việc tích trữ lượng sữa cho bé bú. Kích thước ngực của mẹ bầu có thể thay đổi nhiều lần. Đồng thời, chúng có thể chảy xệ và nhăn nheo sau những ngày cho bé bú là mất thẩm mỹ phái đẹp. Đây là những thau đổi trong nội tiết tố từ khi quá trình mang thai bắt đầu, chứ không phải do con bú. Các mẹ cần tìm chuyên gia thẩm mỹ để tư vấn cách làm “sống lại” khuôn ngực đầy đặn ngày nào.
3. Thay đổi kích thước giày thường xuyên
Mang thai gây phù nề chân, vừa đau nhức vừa khó chịu và đôi khi nó còn phù nề cả tay của bạn. Phù nề khi mang thai là kết quả của việc giữ nước quá mức và thiếu vận động của các chi. Trong khi hầu hết các chất lỏng này sẽ được đào thải, thì bàn chân của bạn có thể không quay trở lại kích thước ban đầu. Trong một số trường hợp, chân bạn sẽ phù nề mãi mãi.
4. Rụng tóc nhiều và liên tục
Hãy chuẩn bị tinh thần, bởi rụng tóc sau khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Khi nồng độ estrogen cao, việc rụng tóc không thể tránh khỏi. Mặt khác thiếu dinh dưỡng cũng sẽ làm vấn đề này trở nên trầm trọng hơn.
5. Đấu tranh với sản dịch
Sau khi sinh, bạn phải tập làm quen với việc sản dịch hay dịch tiết âm đạo có máu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Âm đạo của bạn có thể bị đau và kéo dài sau khi vượt qua một ca sinh thường. Nếu bạn đã phải cắt tầng sinh môn, nó sẽ còn đau đớn hơn nhiều. Hơn nữa, trong một số trường hợp âm đạo có thể trở nên cực kỳ khô (đặc biệt là nếu bạn đang cho con bú) này cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng và thiếu độ trơn chu khi quan hệ tình dục.
6. Khuôn mặt của bạn sẽ mãi mãi thay đổi
Các đốm đen xuất hiện trên khuôn mặt và được cho là mờ dần trong vòng vài tuần, lại “ngoan cố” ở lại. Nó có thể trở thành các vết nám, tàn nhang, vết thâm trên khuôn mặt phụ nữ. Tuy nhiên, nó có thể được cải thiện bởi các loại kem dưỡng và phương pháp điều trị.
7. Vết rạn da
Sau khi sinh, trên bụng của bạn xuất hiện những vết rạn lớn, dày đặc, có thể chúng sẽ ở lại với bạn mãi mãi. Bạn sẽ không bao giờ có lại được một làn da mịn màng như trước.
8. Bạn phải sống với những vết sẹo
Các vết sẹo dù nhỏ và gần như vô hình sẽ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng cho bạn, gợi nhớ những ngày tháng thiêng liêng mà vất vả của cả 2 mẹ con.
9. Bàng quang
Trong khi tử cung và bụng dưới cũng có những thay đổi thì bàng quang của mẹ bầu cũng mất đi sự đàn hồi vốn có của nó. Đây là cùng một nhóm cơ, giúp giữ cho niệu đạo đóng cửa để không có rò rỉ nước tiểu.Do đó, sau khi mang thai, tiểu không tự chủ có thể là một vấn đề lớn đối với mẹ bầu sau sinh.
10. Bạn có thể có mồ hôi
Đây không phải là một sự thay đổi vĩnh viễn nhưng bạn có thể bị ra mồ hôi trong một thời gian dài. Đây là một cách để đào thải các nước thừa giữ lại trong cơ thể của bạn. Rất may triệu chứng này không kéo dài mãi mãi.
TUỆ ANH (Theo Thehealthsite)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video hot: [mecloud]SKvp38KJ7h[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua