Dòng sự kiện:

10 loại thuốc bà bầu có thể uống khi cần

21:56 22/01/2016
Một số loại thuốc điều trị bệnh cho mẹ bầu có thể gây hại cho thai nhi nhưng theo các bác sĩ, vẫn có một số thuốc được nghiên cứu là an toàn, mẹ có thể dùng được.

Tin liên quan

 [mecloud]watXCPACiq[/mecloud]

 1. Thuốc đau nhức đầu

Thuốc cho bà bầu: Tylenol, hay còn gọi là acetaminophen.

Uống thuốc đúng theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm, bạn không có gì phải lo lắng về sức khỏe của thai nhi. Các loại thuốc giảm đau khác như ibuprofen hoặc naproxen tuyệt đối không nên uống, đặc biệt vào tam cá nguyệt thứ 3, bởi nó có thể làm sụt giảm lượng nước ối trong tử cung, gây áp lực cho bé con trong bụng. Uống ibuprofen trong 3 tháng đầu còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch của thai nhi, đồng thời gây ra các nguy cơ tiềm ẩn khác trong những tháng còn lại của thai kỳ.

2. Thuốc phòng chống dị tật thai nhi

Thuốc cho bà bầu: Sắt và acid folic

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia), acid folic có chức năng cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào của người, động vật, thực vật, vi khuẩn và cần cho sự hình thành của tế bào máu. Hậu quả của thiếu hụt acid folic ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên thiếu máu hồng cầu; Nguy cơ sẩy thai cao; Sinh non, sinh con nhẹ cân; Có thể gây nên khuyết tật của ống thần kinh thai nhi (nứt đốt sống và não úng thủy).

Nhu cầu trung bình của người trưởng thành khoảng 180-200mcg /ngày. Khi mang thai, nhu cầu này tăng lên khoảng 400mcg /ngày để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước tử cung.

3. Thuốc điều trị táo bón

Thuốc cho bà bầu: Metamucil, Colace, Citracel, Magnesia dạng sữa, Dulcolax.

Táo bón khi mang thai là hệ quả của hormone progesterone tác động lên các cơ trơn, làm chậm quá trình đưa chất thải ra ngoài. Các loại thuốc trên nằm trong danh sách đèn xanh an toàn cho bà bầu, giùp làm mềm chất thải, nhuận tràng. Tuy nhiên, trước khi có ý định nhờ vả đến thuốc thang, bà bầu nên cố gắng trị táo bón bằng mẹo tự nhiên: Ăn nhiều chất xơ từ rau quả, trái cây.

4. Thuốc điều trị khó tiêu, ợ nóng

Thuốc cho bà bầu: Tums, Maalox, Mylanta, Pepcid.

Lại là progesterone một lần nữa, gây ra chứng ợ nóng khó chịu trong thai kỳ. 4 loại thuốc liệt kê ở trên là loại thuốc trị khó tiêu khá nhẹ, vì vậy bạn nên thử dùng trước khi được bác sĩ kê toa Prilosec. Ngoài ra, bà bầu nên cố gắng chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, để hạn chế tình trạng dạ dày trống rỗng, tăng nguy cơ trào ngược, đau rát cổ và ngực.

5. Thuốc hạ sốt

Thuốc cho bà bầu: paracetamol.

Paracetamol có khá nhiều ưu điểm. Thuốc tương đối an toàn, không gây dị tật thai nhi, không gây sảy thai trong 3 tháng đầu, không dẫn tới đẻ non trong 3 tháng cuối. Paracetamol lại tương đối dễ dùng, ít tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em sau khi sinh. Paracetamol được bào chế đa dạng, phù hợp với nhiều đặc điểm riêng của các bà mẹ dạng gói, viên, siro, cốm, viên sủi bọt...

Tuy nhiên, thuốc này có tác hại với gan. Đây là hợp chất hóa học gây viêm gan điển hình và viêm gan nặng nếu dùng không đúng cách. Do đó, trong quá trình dùng phải lưu ý tác dụng phụ này của thuốc. Cần được thăm khám bởi bác sĩ sau khi dùng thuốc này.

6. Thuốc điều trị viêm nhiễm

Thuốc cho bà bầu: Penicillin.

Nếu bị cảm hay viêm họng, penicillin chính là lựa chọn lý tưởng nhất trong những loại thuốc ho cho bà bầu. Uống thuốc kháng sinh khi mang thai vốn dĩ là băn khoăn rất lớn của mẹ bầu, nhưng với “gia đình” họ thuốc penicillin, bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Chưa từng có bất kỳ dị tật bẩm sinh nào của thai nhi gây ra bởi tác động của loại thuốc này. Có chăng, tetracyline và doxycyline sẽ tác động đến màu răng của bé sau khi sinh. Tốt nhất, bà bầu nên tránh dùng tetracyline và doxycyline.

7. Thuốc đối phó với bệnh nấm âm đạo

Thuốc cho bà bầu: Monistat, Gynelotrimin.

Nấm âm đạo không phải bệnh hiếm gặp trong thai kỳ, đặc biệt khi “cô bé” trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều do lưu lượng máu tăng lên. Cảm giác khó chịu và ngứa ngáy có thể làm dịu bằng hai loại thuốc bôi dạng kem này. Đúng rằng vẫn có một sự hấp thụ nhất định của kem vào máu nhưng nó quá yếu để có thể gây ảnh hưởng đến bé con theo chiều hướng tiêu cực. Thuốc uống trị nấm âm đạo như diflucan hoặc fluconzaole theo khảo sát cho thấy đã gây ra rất nhiều ca dị tật bẩm sinh ở thai nhi, mẹ bầu tuyệt đối không nên dùng.

8. Thuốc trị cảm lạnh

Thuốc cảm cho bà bầu: Benadryl, Sudafed, thuốc xịt mũi Afrin, Claratin, Robitussin DM, Vicks Formula 44, Halls.

Nếu chỉ bị nhức đầu và nghẹt mũi, bà bầu không nhất thiết phải mua thuốc trị ho. Nên tìm mua đúng loại cho mối quan tâm cụ thể của bạn. Để giảm ho, chọn loại thuốc có thành phần dextromethorphan hoặc DM giúp giảm ho, guaifenesin giúp nới lỏng chất nhầy, pseudoephedrinem và phenylephrine hoặc PE giúp thông mũi.

9. Thuốc trị bệnh cúm

Thuốc cho bà bầu: Tamiflu.

Hệ thống miễn dịch của mẹ bầu trong thời gian mang thai bị suy giảm rất nhiều. Vì vậy không có gì lạ khi virus cúm có thể dễ dàng tấn công bạn bất cứ lúc nào, và rất dễ dẫn đến tử vong với những trường hợp nhiễm bệnh nặng. Cúm khác với cảm lạnh thông thường, vì gây sốt, nhiều khi sốt cao. Nhiệt độ cơ thể thai nhi vốn dĩ đã cao hơn mẹ bầu, do đó khi nhiệt độ mẹ tăng, rất dễ con sẽ đối mặt với nguy cơ bị dị tật bẩm sinh trong các tháng đầu và nguy cơ mẹ sinh non trong những tháng cuối. Tamiflu được xem là thuốc trị cúm an toàn nhất cho bà bầu trong thai kỳ.

10. Thuốc giảm ho

Thuốc cho bà bầu: dextromethorphan

Nhưng chỉ sử dụng khi triệu chứng ho làm ảnh hưởng tới thai phụ như ho liên tục làm họ không ăn uống gì được, ho có thể ảnh hưởng đến thai như gây sảy thai... Để giảm đau họng, tốt nhất chỉ nên súc họng bằng nước muối pha loãng hoặc điều trị bằng thuốc chấm họng không ảnh hưởng tới thai nhi hoặc có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y như chế phẩm viên ngậm từ xạ can, cao cồn xạ can, cát cánh, trần bì, la hán, kha tử... cũng có tác dụng tốt trong điều trị viêm họng, giảm đau, chống viêm tấy, làm mềm và ẩm niêm mạc họng, kích thích xuất tiết, giảm phản xạ ho...

Lưu ý: Trên đây chỉ là danh sách tham khảo, nếu có ý định dùng, mẹ bầu tốt nhất vẫn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống.

Chi Chi (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video hot: [mecloud]NmMy4kBmEA[/mecloud]