Dòng sự kiện:

10 nguyên nhân không ngờ khiến bé yêu nhà bạn bị tiêu chảy

17:00 01/01/2016
Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Trong một số trường hợp, tiêu chảy có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và có thể gây tử vong. Vì thế các mẹ cần phải biết rõ những nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy để đảm bảo sức khỏe cho bé nhà mình.

Tin liên quan

[mecloud]APZD3KkOxe[/mecloud]
Tiêu chảy ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Ở trẻ dưới 3 tuổi thì trung bình mỗi năm sẽ mắc 1-3 đợt bệnh tiêu chảy. Nếu tiêu chảy không được điều trị hoặc điều trị không hợp lý, trẻ sẽ bị “cạn nước trong người” dần, cơ thể cũng sẽ hoạt động yếu dần. Và khi không bổ sung kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.

Không chỉ vậy, tiêu chảy cũng làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể, dễ đưa đến suy dinh dưỡng, sẽ làm tiêu chảy khó điều trị hơn, và có thể, bệnh lý ngày càng nặng và khó kiểm soát.

Phần lớn trẻ tử vong do tiêu chảy gặp dưới 2 tuổi và sống tại những nước đang phát triển. Ngoài ra, do trẻ có thể bị nhiều đợt tiêu chảy trong một năm, đôi lúc phải nhập viện, làm ảnh hưởng đến việc học tập, công việc của cha mẹ và là một gánh nặng cho kinh tế gia đình và xã hội.

Trẻ bị tiêu chảy do đâu?

1. Uống quá nhiều nước trái cây

Không giống với người lớn, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh không thể tiêu hóa được các loại nước ép trái cây một cách dễ dàng. Nếu bạn cho trẻ uống quá nhiều nước trái cây, dạ dày của trẻ sẽ phản ứng và gây ra tiêu chảy.

2. Nhiễm độc, nhiễm khuẩn

Em bé của bạn có thể bị nhiễm độc và nhiễm khuẩn theo nhiều nguồn khác nhau như ăn thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn qua đường ăn uống và thậm chí là do tiếp xúc với các bề mặt chứa vi khuẩn. Cơ thể yếu ớt của trẻ sơ sinh sẽ bị tác động ngay tức thì khi các nguồn bệnh tấn công. Do đó, trẻ bị nhanh chóng bị tiêu chảy.

3. Mẹ thay đổi chế độ ăn trong thời kỳ cho con bú

Khi bạn thay đổi chế độ ăn không thích hợp với bà mẹ đang cho con bú, em bé của bạn có thể không thích ứng với dinh dưỡng qua nguồn sữa của mẹ. Đường ruột của trẻ sẽ không tiếp nhận loại dinh dưỡng mới bằng cách gây ra tiêu chảy

4. Ăn quá nhiều đường hóa học

Sorbitol và mannitol là 2 trong số các loại đường hóa học có thể gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tốt nhất, các mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn để trẻ không nạp vào cơ thể lượng lớn các loại đường hóa học không lành mạnh.

5. Nhiễm virut, ký sinh trùng

Đôi khi, tiêu chảy cũng xảy ra do nhiễm virut trong đó Rotavirus và Norwalk virus là những loại virut phổ biến nhất gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nước và thực phẩm nhiễm bẩn có thể dễ dàng truyền vi khuẩn và ký sinh trùng vào cơ thể trẻ sơ sinh. Các loại vi khuẩn dễ gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bao gồm Salmonella và Escherichoa coli.

6. Gặp rối loạn tiêu hóa

Trẻ sơ sinh có các vấn đề về tiêu hóa như chứng ruột kích thích, loét dạ dày, bệnh Crohn thường có nhiều nguy cơ bị tiêu chảy nhiều hơn những đứa trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

7. Vệ sinh kém

Vệ sinh là một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ em bé khỏi rất nhiều các vấn đề về sức khỏe, trong đó có cả phòng ngừa tiêu chảy. Hãy luôn tuân thủ các quy tắc vệ sinh như rửa tay trước khi cho trẻ bú, nấu thực phẩm chín và giữ trẻ sạch sẽ cả ngày.

8. Tác dụng của một số loại thuốc

Một vài loại thuốc, đặc biệt là men tiêu hóa và lợi khuẩn có thể gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Tiêu thụ các loại thuốc này có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột trẻ. Sự xáo trộn và mất cân bằng đường ruột xảy ra và dẫn đến nhiễm khuẩn Clostridium, một trong những loại vi khuẩn gây ra tiêu chảy.

[mecloud]tDkiXoDAsM[/mecloud]

9. Trẻ bú quá no

Bú quá no không những khiến tâm trạng của trẻ tiêu cực mà còn khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị kích ứng và gây ra tiêu chảy. 

10. Không dung nạp lactose và dư thừa Fructoza

Nếu em bé của bạn không dung nạp lactose, bé sẽ khó tiêu hóa sữa và các sản phẩm làm từ sữa khác. Kết quả là trẻ bị nhiễm khuẩn và bị tiêu chảy.

Dư thừa Fructoza thường gây ra tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Fructoza là một chất làm ngọt nhân tạo có trong nhiều thực phẩm chế biến sẵn và gây ra tình trạng khó tiêu, dễ dẫn đến tiêu chảy.

Phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ như thế nào?

Đây là bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá, vì thế việc phòng bệnh cần phải được đảm bảo:

- Vệ sinh ăn uống (ăn chín, uống nước đun sôi, sử dụng nguồn nước sạch)

- Vệ sinh dụng cụ ăn uống của trẻ (bình sữa, núm vú, bát, đĩa, cốc, thìa ăn)

- Vệ sinh môi trường: Diệt ruồi, nhặng…

- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn, khi pha chế thức ăn cho trẻ, sau khi đi vệ sinh và sau khi thay tã lót cho trẻ...

- Xử lý đúng cách phân của trẻ tiêu chảy.

- Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý.

- Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là tiêm phòng sởi vì khi trẻ mắc bệnh sởi hoặc sau khi khỏi bệnh dễ mắc tiêu chảy và lỵ.

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng nào?

- Bé bị tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.

- Phân bé có lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi. 

- Bụng đau khi sờ ấn.

- Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.

- Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…

- Trẻ kèm theo sốt cao.

Minh Châu (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Clip đang xem nhiều nhất:

[mecloud]HgaPnQ6MLf[/mecloud]