Dòng sự kiện:

10 trường hợp nếu cố tình sinh thường sẽ hại cả mẹ lẫn con

21:36 09/12/2015
Đẻ thường là phương pháp được nhiều gia đình lựa chọn bởi nó thường thuận theo tự nhiên, không ảnh hưởng tới nguồn sữa mà mẹ lại nhanh chóng phục hồi sau sinh. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc sinh thường cũng có lợi.

 

 

 

 [mecloud]Ac03ozDMAO[/mecloud]

1. Suy thai, đa thai, thai nhi dị tật bẩm sinh

Mẹ bầu cần phải thực hiện khám thai định kỳ để theo dõi nhịp tim và chuyển động của thai nhi. Nếu có các dấu hiệu bất thường do thai nhi không nhận đủ ô xy thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai khẩn cấp để tránh những biến chứng ảnh hưởng xấu đến em bé.

Nếu mẹ mang thai đôi, thai ba thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh thường, đặc biệt nếu mang thai 3-4. Khi đó, sản phụ thường được chỉ định sinh mổ trước ngày dự sinh để đảm bảo an toàn cho mẹ và các con.

Thai nhi bị dị tật bẩm sinh cũng thường được chỉ định sinh mổ vì thai nhi trong trường hợp này nhiều yếu tố sức khỏe không được đảm bảo để có thể sinh thường.

Xem thêm: 11 dấu hiệu cảnh báo cần đi khám ung thư máu

2. Sa dây rốn

Sa dây rốn, dây rốn quấn cổ nhiều vòng không thường xảy ra nhưng rất nguy hiểm nếu sinh thường vì có thể khiến trẻ bị ngạt thở.

3. Ngôi thai bất thường

Thông thường ngôi thai thuận đẻ dễ dàng là loại ngôi chỏm, ở đó thai nằm xuôi, đầu thai ở phía dưới và cúi tốt cho cằm áp sát vào ngực để chỏm đầu thai dễ dàng chui ra. Những ngôi thai nằm ngang, nằm ngược, những ngôi tuy đầu thai nằm dưới nhưng do cúi không tốt hoặc lại bị ngửa ra sẽ làm cho đầu thai có tư thế không thuận nên không thể chui qua đường sinh dục bà mẹ ra ngoài.

Cũng có thể là thai ngôi mông, là khi gần đến tháng sinh nở mà thai nhi vẫn không chịu quay đầu xuống. Trong trường hợp này, bạn sẽ không thể chờ đến khi vỡ ối hoặc chuyển dạ như những trường hợp thai ngôi đầu khác mà sẽ phải sinh mổ trước đó để tránh nguy hiểm cho em bé thai ngôi mông do vấn đề về rau khi vỡ ối. Đối với những trường hợp này cũng cần phải có thủ thuật của bác sĩ.

4. Nhau thai có vấn đề

Trong nửa sau của thai kỳ, vài rắc rối có thể xảy đến với nhau thai. Một số trường hợp, nhau thai bị hỏng do nhiễm trùng hoặc những cục máu đông. Bất thường này có thể dẫn tới sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non, ra máu nhiều khi chuyển dạ.

Một số trường hợp, nhau thai bị tuột khỏi thành tử cung, bám quá chặt hoặc bám sai vị trí. Khi nhau thai nằm ở vị trí bất thường như nhau tiền đạo, nhau bong non, quá trình vượt cạn có thể làm cả hai mẹ con rơi vào tình trạng nguy hiểm. Do đó, những trường hợp nhau thai có vấn đề thường được bác sĩ khuyên sinh mổ.

Xem thêm: Những lý do không nên thụ thai vào mùa đông

5. Bà bầu có khung xương chậu hẹp hoặc biến dạng

Khung xương chậu là ống bằng xương mà khi đẻ nhất thiết thai nhi phải đi qua. Nếu vì một lý do nào đó, khung xương này bị hẹp (thường là di chứng của bệnh còi xương từ bé hoặc bị viêm xương khớp, bại liệt…) thai nhi không thể chui qua được. Lúc đó bắt buộc bác sĩ sản khoa phải can thiệp bằng cách mổ lấy thai.

6. Người mẹ có bệnh mãn tính

Người mẹ mắc một số bệnh như bệnh tim, tăng huyết áp, bị khó thở do hen hay bệnh phổi… khi chuyển dạ không thể tự rặn đẻ. Họ cũng phải được làm các thủ thuật hay phẫu thuật mổ đẻ để tránh tai biến có khi nguy hại đến cả mẹ và con.

7. Đã từng sinh mổ

Với các mẹ sinh con lần hai hoặc ba, nếu lần trước là sinh mổ, mẹ thường được chỉ định tương tự cho lần này. Tuy nhiên, nếu khoảng thời gian sinh con lần trước và lần sau cách nhau đủ xa để vết mổ hoàn toàn hồi phục và sức khỏe mẹ đảm bảo an toàn, bác sĩ sẽ dựa vào điều kiện sức khỏe của mẹ để chỉ định sinh mổ hoặc chờ theo dõi xem mẹ có đủ sức vượt cạn tự nhiên hay không. Nhưng đa số các mẹ đã sinh mổ lần đầu đều phải sinh mổ các lần sau.

8. Có dấu hiệu sinh non

Nếu những cơn chuyển dạ diễn ra sớm trước 37 tuần thì thông thường thai nhi sẽ có một vấn đề bất thường nào đó và trường hợp này cũng sẽ được chỉ định đẻ mổ cấp cứu.

Để nhận biết mình liệu có sinh non hay không, các mẹ có thể đặt câu hỏi:

- Bạn có các cơn co thắt thường xuyên hoặc 10 phút một lần không?

- Có chất lỏng màu nâu, hồng bị rò rỉ từ âm đạo của bạn không?

- Bạn đang có cảm giác rằng em bé của bạn được đẩy xuống một cách "nhiệt tình”? - Bạn đau lưng vô cùng, đau đớn bởi những cơn đạp của con?

 - Chuột rút và tiêu chảy nhiều hơn bình thường?

Xem thêm: Những món ăn ngon dành cho trẻ bị thiếu máu

9. Chuyển dạ kéo dài

Bình thường một cuộc chuyển dạ trung bình kéo dài 15 - 16 giờ tính từ khi bắt đầu đến lúc cổ tử cung mở hết, bà mẹ được rặn đẻ. Nếu vì một lý do nào đó mà cuộc chuyển dạ kéo dài thì bà mẹ đó cần được bác sĩ can thiệp bằng thuốc hoặc thủ thuật hay phẫu thuật để lấy thai ra

10. Các rối loạn cơn co tử cung

Động lực thúc đẩy cuộc chuyển dạ tiến triển và giúp các bà mẹ đẻ được chính là các cơn co tử cung mỗi lúc một mạnh và nhanh hơn. Trường hợp các cơn co quá mạnh, quá nhanh hoặc quá yếu, quá thưa đều gây nên tình trạng đẻ khó cho bà mẹ. Nếu không được theo dõi và phát hiện kịp thời, các cơn co dạ con tăng mạnh có thể dẫn đến suy thai, vỡ tử cung hoặc bị liệt tử cung sau đẻ.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video được xem nhiều nhất: [mecloud]l4T2FQRjoD[/mecloud]