10 vấn đề thường gặp khi mẹ cho con bú
1. Ngực bị căng sữa
Theo The Health Site, căng sữa là hiện tượng bình thường ở vài tuần đầu sau khi sinh. Nguyên nhân phổ biến là cơ thể sản xuất một lượng sữa lớn đến vùng ngực, nhưng em bé không bú hết hoặc không ti thường xuyên. Điều này khiến ngực bạn ứ đọng lượng sữa thừa lớn, ngực trở nên đau cứng và không thoải mái.
Cách giải quyết: - Cho em bé bú thường xuyên 8-12 lần/ngày với cả 2 bầu ngực. Đừng bỏ cữ bú nào của con. Hãy chắc chắn con bạn nằm bú ở vị trí chính xác và ngậm núm vú đúng cách, giúp ngực bạn tiết hết sữa.
- Vắt sữa ra giữa mỗi cữ bú. Tắm nước ấm hoặc đặt một miếng gạc ấm lên ngực để kích thích dòng chảy sữa. Gạc nóng sẽ làm tăng lưu lượng máu đến ngực khiến việc căng tức sữa trầm trọng hơn, do vậy, bạn có thể thay một gạc lạnh giữa những lần bú hoặc khi bạn vắt sữa. - Hỏi lời khuyên của bác sĩ. Nếu bạn không giải quyết kịp thời, điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc áp xe vú. Lúc này bạn sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật nhỏ, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
2. Bị tắc nghẽn ống dẫn sữa
Đây là một vấn đề khá phổ biến khi các bà mẹ cho trẻ sơ sinh bú. Nguyên nhân có thể là do người mẹ mặc áo nịt ngực quá chật khiến núm vú thụt vào trong hoặc ngủ nằm sấp...
Dấu hiệu nhận biết vấn đề này là ngực có khối u cứng, đau nhức, thậm chí đỏ lên không rõ nguyên nhân. Nếu người mẹ có dấu hiệu sốt và đau nhức, có thể ngực đã bị nhiễm trùng và cần phải khám bác sĩ.
Cách giải quyết: - Bạn có thể sử dụng phương pháp massage kích sữa cho bầu ngực hoặc sử dụng máy hút sữa để hút hết lượng sữa thừa. Tắc sữa không gây hại cho bé, nhưng những vấn đề nó gây ra có thể khiến mẹ khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
- Cho bé bú mẹ thường xuyên để ngăn ngừa ứ đọng sữa. - Hãy thử nhiều vị trí cho bé bú khác nhau để lựa chọn vị trí hiệu quả nhất cho dòng chảy sữa. Nếu bạn thường để bé bú nằm, hãy thử ngồi thẳng lên và đặt bé ngay dưới cánh tay.
3. Núm vú bị nứt hoặc đau
Vị trí nằm không đúng của trẻ trong lúc bú là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra núm vú bị nứt hoặc đau. Khi đó, núm vú không nằm hoàn toàn trong miệng trẻ, nướu răng và lưỡi của trẻ sẽ gây áp lực lên núm vú để bú được sữa.
Cách giải quyết: - Hãy chắc chắn rằng con bạn có các kỹ thuật ngậm ti thích hợp. Nếu bạn cảm thấy đau, nhẹ nhàng gỡ miệng em bé ra khỏi và để cho bé ngậm ti lại một lần nữa. Ngoài ra, đặt vị trí của bé gần người bạn với miệng và mũi của bé đối mặt với núm vú để làm cho bé dễ dàng bú đúng cách.
- Sữa mẹ cũng giúp chữa lành núm vú bị nứt và làm giảm sự đau nhức. Bạn có thể thoa vài giọt sữa mẹ lên khu vực bị nứt, để khô. Ngoài ra, đảm bảo núm vú luôn được khô sau mỗi cữ bú. - Tránh rửa núm vú bằng xà phòng sau khi cho bé bú vì điều này sẽ càng làm núm vú đau nhức hơn.
- Không nên bôi bất kỳ loại thuốc, kem nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
4. Núm vú bị lõm
Thông thường, đầu ti sẽ căng ra đủ để miệng bé ngậm vừa và bú đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, núm vú của mẹ có thể bị lõm xuống, đầu ti tụt vào trong gây khó khăn cho các em bé khi bú.
Bạn có thể kiểm tra đầu vú của mình bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng nắm lấy núm vú. Nếu núm vú co lại chứ không lồi ra tức là núm vú bị lõm xuống. Cách giải quyết
- Để ngăn ngừa việc núm vú bị lõm, trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên xoa bóp bầu ngực, kéo nhẹ nhàng đầu ti để chúng nhô ra phía ngoài. - Chọn thời điểm núm vú nhô ra một chút, bạn nên cho bé bú trước khi nó co lại vào trong.
- Sử dụng máy hút sữa để sữa chảy ra, sau đó bảo quản một cách cẩn thận và cho trẻ uống dần.
5. Viêm vú
Đây là một dạng nhiễm khuẩn ở ngực. Biểu hiện của viêm vú giống như cảm cúm vậy, bạn sẽ bị sốt và đau ở ngực. Tình trạng này thường xảy ra trong vài tuần đầu sau khi sinh và nguyên nhân có thể là do da bị rạn nứt, tác sữa…
Cách giải quyết: Kháng sinh, chườm nóng và thường xuyên cho bé bú hoặc hút bớt sữa sẽ giúp bạn vượt qua. Việc cho bé bú khi mẹ bị viêm vú không gây nguy hiểm. Trong sữa mẹ vốn rất dồi dào các kháng thể giúp cho hệ miễn dịch của bé trở nên mạnh mẽ hơn.
6. Nhiễm nấm
Bạn có thể cảm thấy ngứa, đau và đôi khi phát ban. Nấm lây nhiễm từ miệng bé khi bạn cho con bú.
Cách giải quyết: Bác sĩ sẽ kê toa thuốc bôi cho cả bạn và bé để điều trị cùng lúc.
7. Khan hiếm sữa
Nuôi con bằng sữa mẹ là một quá trình mà cung và cầu sẽ tăng lên cùng nhau. Nếu bạn bị ít sữa và bé đang phát triển chậm hơn mức mong đợi.
Cách giải quyết: -Cho bé bú thường xuyên và nhờ sự trợ giúp của máy hút sữa hay vắt sữa bằng tay để kích thích tuyến sữa tăng cường độ làm việc.
-Bổ sung các thực phẩm lợi sữa sau sinh. Có thể tham khảo trên các trang mạng hoặc hỏi ý kiến trực tiếp của bác sĩ.
8. Bé ngủ trong lúc bú
Việc bé ngủ thiêm thiếp đi trong lúc đang bú sữa mẹ là chuyện hết sức bình thường. Khi bé lớn hơn, bé cũng sẽ thức được lâu hơn.
Cách giải quyết: Nếu bé ngủ trước khi bạn kịp chuyển bầu ngực, thử gãi lưng bé, hoặc cù nhẹ vào gan bàn chân, gọi bé nhẹ nhàng để đánh thức rồi chuyển bé sang bầu ngực còn lại.
9. Đau sau khi cho bé bú
Dù bạn đã ngừng cho bé bú, sữa vẫn sẽ tiết ra và khiến bạn cảm thấy đau, tức ngực. Có thể do việc bú không đều ở hai bên ngực sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng này.
Cách giải quyết: Không để cho bé quyết định mà bạn luôn phiên đổi bên cho bé bú để giảm thiểu tình trạng đau cũng là để sữa hai bên tiết ra được đều đặn hơn.
10. Bé đau bụng
Bạn sẽ nhận ra bé bị đau bụng qua vẻ mặt nhăn nhó, tay nắm chặt, chân co lên ngực và những đợt khóc to kéo dài 2 - 3 tiếng, thường xuất hiện 15 phút sau khi bú, nhưng cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong những tuần lễ đầu tiên. Hiện tượng này khá phổ biến và cứ 4 trẻ sơ sinh thì có 1 bé gặp phải.
Cách giải quyết: Hãy tìm hiểu thêm về chứng đau bụng và những gì bạn có thể làm để làm dịu cơn đau cho bé ở đây.
Hoặc có thể hỏi ý kiến của các bác sĩ để bé được khám chữa đầy đủ nhất.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]kdEQsamV1Z[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua