Dòng sự kiện:

11 "báo động đỏ" cho cơn chuyển dạ mẹ cần lưu tâm

02:00 26/11/2015
Sau đây là một số tín hiệu “báo động đỏ” từ cơ thể mẹ bầu giúp dự đoán và sắp xếp cho thời khắc chuyển dạ quan trọng.

 

 

 

 [mecloud]Xj2bXHpWJa[/mecloud]

1. Những cơn chuyển dạ giả

Trước khi thực sự chuyển dạ và bước vào quá trình sinh nở, mẹ có thể trải qua một vài cơn co giả rất dễ nhầm với chuyển dạ, nhất là nếu mẹ mang thai lần đầu chưa có kinh nghiệm.

Sau tuần thứ 30 của thai kỳ, nhiều thai phụ bắt đầu xuất hiện những cơn chuyển dạ giả hoặc cũng có khi, cơn chuyển dạ giả xuất hiện vài tuần trước ngày sinh thật.

Nếu những cơn co có tần suất dồn dập hơn, khoảng 15-20 phút xuất hiện một lần; thậm chí, 3-4 phút một lần thì nhiều khả năng, bạn đang đối mặt với cơn chuyển dạ thật.

2. Vỡ ối

Đây là tín hiệu bạn hay được nhìn thấy nhiều nhất ở… trong phim. Không quá phổ biến như trên màn ảnh, thực tế chỉ có 15-25% mẹ bầu chuyển dạ gặp hiện tượng này.

Nguyên nhân vỡ ối là do túi màng ối bao quanh em bé bị rách, dẫn đến hiện tượng chảy nước ối từ âm đạo. Một số chị em còn cảm nhận được tiếng “ọc” của màng ối vỡ. Có người chỉ “vọt” ra một ít nước nhưng cũng có người nước ối ra tràn trề. Nước ối có thể rò rỉ trong nhiều ngày, thậm chí sau khi màng ối vỡ hẳn, lượng nước mới lại được làm đầy lên trong màng. Nếu bạn nghi mình vỡ ối, hãy dùng băng vệ sinh/bỉm người lớn để giữ vệ sinh và liên lạc với bác sĩ hoặc đến bệnh viện kịp thời.

Nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa nước ối và nước tiểu vì trong những tháng cuối cùng, thai rất to gây áp lực lên bàng quang của mẹ tạo nên chứng tiểu không kiểm soát. Nhầm lẫn cũng không có gì phải xấu hổ cảvì tình trạng này không hiếm.

Một số tín hiệu vỡ ối:- Nước tràn trề từ âm đạo không thể kiểm soát- Thấm băng vệ sinh/bỉm không đủ- Nước không có mùi khai như nước tiểu

Nước ối phải trong hoặc có màu hồng nhẹ. Nếu thấy nước ối có màu xanh, nâu hoặc màu lạ phải thông báo ngay cho bác sĩ. Nước ối thường vỡ trong đêm. Một số chị em bị thức dậy vì cảm giác ướt quần, tỉnh dậy đi vệ sinh và phát hiện hóa ra mình…vỡ ối.

3. Co thắt tử cung

Nếu thấy các cơn co thắt đau tử cung xuất hiện liên tục thì nhiều khả năng là bạn sắp sinh.. Tuy nhiên, cần phải phân biệt cơn co thắt thật và cơn co thắt giả. Cơn co thắt giả xuất hiện không đều đặn, không thường xuyên, không gia tăng mức độ đau theo thời gian, thời gian kéo dài ngắn và dùng một vài biện pháp thay đổi tư thế, mát-xa, đi lại nhẹ nhàng, ăn uống… là có thể làm dịu cơn đau.

Nếu là cơn co thắt thật, bạn sẽ cảm thấy cường độ đau tăng dần lên, mạnh mẽ hơn, liên tục hơn và dường như không dứt được, dù có dùng các biện pháp như trên. Khoảng cách giữa các cơn co thật là 5-10 phút. Nếu thấy những hiện tượng của cơn co thật này, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Các cơn co thắt đang đẩy em bé xuống gần hơn với cổ tử cung để sẵn sàng chào đời.

4. Ra nước nhầy

Khi cổ tử cung giãn mở, chất nhầy bít kín tử cung bạn trong quá trình mang thai (để bảo vệ em bé khỏi các bệnh lây nhiễm) sẽ trở nên mềm, lỏng và thoát ra khỏi âm đạo. Những chất này có hình dạng bầy nhầy, dính nhớt, đôi khi có màu nâu, hồng hoặc đỏ nhạt, ở một số sản phụ còn có mùi như tinh dịch. Thông thường, nếu hiện tượng ra chất nhầy này xảy ra thì cơn chuyển dạ sẽ tới trong vài ngày nữa, cũng có người phải đến 1-2 tuần sau.

5. Run rẩy, rùng mình

Kể cả khi không rét, bạn cũng có thể cảm thấy rùng mình, ớn lạnh trước khi chuyển dạ. Đơn giản đó là cách để cơ thể giảm bớt áp lực căng thẳng và điều này chỉ kéo dài vài phút. Mẹ bầu nên thư giãn, tắm nước nóng, mát xa, hít sâu thở đều, chuẩn bị tâm lí vững vàng cho thời khắc vượt cạn.

6. Đau phía sau lưng

Ngay sau khi thai hạ thấp xuống, bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu phía lưng, nguyên nhân là do các cơ vùng lưng dưới đột nhiên bị căng.

Bạn có thể chườm lưng bằng nước nóng hoặc nhờ người thân xoa bóp lưng, nắn nhẹ vào khớp xương sống, vừa giúp giảm đau vừa giúp ngủ ngon hơn.

Bạn không nên massage quá mạnh hoặc đấm lưng mà chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng và thường xuyên mỗi ngày.

Bạn cũng không nên dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

7. Tiểu rắt và đi tiêu thường xuyên

Đi tiểu thường xuyên là do áp lực của thai lên bàng quang mẹ tăng lên. Một vài người mẹ xuất hiện những cơn co cơ nhẹ ở bụng, kèm theo chứng tiêu chả

8. Sa bụng

Đây là một trong những dấu hiệu rõ nét nhất cảnh báo sắp đến ngày sinh, bạn sẽ thấy bụng mình như bị tụt xuống, đồng thời cũng thấy dễ thở hơn hẳn vì em bé đang “rơi” xuống  và tiến sâu dần về phía khung chậu, làm giảm bớt áp lực lên cơ hoành. Nhưng được cái này lại mất cái kia, áp lực lên bàng quang mẹ bầu càng nhiều hơn và chứng tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát sẽ xuất hiện.

9. Tiêu chảy

Những ngày cận kề phút chuyển dạ, hooc môn prostaglandin sẽ kích thích ruột mở thường xuyên hơn. Tiêu chảy là hiện tượng thường thấy trước khi sinh như một hành động tự nhiên của cơ thể, làm rỗng ruột để dọn đường cho em bé ra ngoài.

 10. Thay đổi cảm giác thèm ăn

Thông thường, càng đến sát ngày sinh, mức độ thèm ăn của bạn càng giảm. Thay vì lo lắng về điều này, bạn nên sử dụng những món ăn khiến bạn ngon miệng mà vẫn đảm bảo độ dinh dưỡng để chuẩn bị sức khỏe cho lúc sinh con nhé!

11. Dễ thở hơn

Khi thai đã đi xuống thì áp lực của thai lên cơ hoành và dạ dày mẹ được giảm thiểu, khiến những nhịp thở của mẹ dễ dàng hơn. Thời điểm này, chứng ợ nóng cũng đột nhiên biến mất.

Tuy nhiên, nếu 2 dấu trên làm bạn dễ chịu hơn thì bạn lại phải đối mặt với áp lực gia tăng ở phía bụng dưới, việc đứng và đi lại cũng trở nên khó khăn hơn.

Khi bé càng dịch chuyển xuống phía dưới tử cung, bạn sẽ càng khó ngủ hơn; đồng thời, đây cũng là thời gian bạn khá vất vả khi chọn được tư thế ngủ thích hợp.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]OoRMwqxT5X[/mecloud]