11 dấu hiệu cơ thể nhận biết có thai chỉ sau 7 ngày quan hệ
Chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại
Khi có thai, sự thay đổi lớn nhất và dễ nhận ra đó là chất nhầy ở cổ tử cung. Chất nhầy sẽ cô đặc tạo thành nút nhầy bít chặt cổ tử cung nhằm ngăn cản không cho sự tác động của tất cả các chất hay yếu tố bên ngoài qua âm đạo để vào bên trong buồng tử cung. Vì vậy chị em sẽ cảm nhận được chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc và dín hơn.
Đi tiểu nhiều hơn
Nếu bạn cảm thấy mình đi tiểu nhiều hơn thường ngày thì đây có thể là một tín hiệu sớm cho biết bạn đã mang thai. Những tháng đầu thai kỳ, tử cung to ra chèn vào bàng quang, đẩy bàng quang lên phía trên khiến bạn phải tiểu nhiều lần.
Sự thay đổi ở vòng 1
Nếu bạn cảm thấy vòng 1 của mình thấy tăng lên và có phần đau tức hơn bình thường. Bầu ngực to ra, vùng núm sậm màu và nổi các tĩnh mạch … là những dấu hiệu tố cáo bạn có thể đã mang bầu rồi đấy.
Thay đổi tâm trạng
Quá trình mang thai làm thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể khiến tâm trạng của chị em trở nên thay đổi thất thường. Biểu hiện ở việc khó kiểm soát trạng thái, dễ bị kích thích, dễ buồn, dễ vui, dễ tủi thân, khó tập trung, trí nhớ giảm sút, hay quên, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người.
Ngoài ra, chị em còn cảm thấy chán ăn hoặc thèm ăn gì đó khác thường, thậm chí không thể ăn những món mà trước đó bạn vẫn cảm thấy thích và ngược lại. Sở thích ăn uống của người mẹ đột nhiên thay đổi 180 độ. Bạn đột nhiên thấy sợ các món vốn rất thích ăn.
Mẫn cảm đặc biệt với mùi
Khi có thai, xúc giác và vị giác của phụ nữ vô cùng nhạy cảm. Chị em có thể nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào. Chị em có thể cảm thấy buồn nôn đặc biệt vào buổi sáng lúc ngủ dậy.
Đau lưng
Một trong những dấu hiệu có thai sớm là tình trạng đau lưng. Do cơ bụng trở nên lỏng lẻo do phải thích nghi với tử cung đang phát triển, các cơ lưng phải hoạt động nặng nề hơn nhằm bù lại do đó bạn sẽ bị đau lưng.
Mệt mỏi và khó thở
Vào những tuần đầu tiên khi mang thai, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi vì chưa quen với tình trạng cơ thể phải làm việc liên tục 24/7 để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Sự tiết ra hormone progesterone sau khi thụ thai khiến cho nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, đốt cháy thêm nhiều năng lượng. Nhịp tim của bạn cũng tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ ô xy cho buồng trứng.
Ngoài ra do phôi thai cần thêm oxy để phát triển thêm nên bạn sẽ cảm thấy khó thở. Tất cả những điều này dẫn đến hậu quả là bạn cảm thấy như bị vắt kiệt sức lực vậy.
Buồn nôn
Sau khi chị em mang thai từ khoảng 4 đến 8 tuần sẽ có hiện tượng cảm thấy buồn nôn, những món hay ăn khi đưa vào miệng sẽ không muốn ăn nữa chỉ muốn nôn ra ngoài, và ngược lại là muốn ăn những món ăn có thể từ trước đến giờ bạn chưa bao giờ dùng qua một lần nhưng ăn rất ngon lành và thèm thuồng.
Rối loạn tiêu hóa
Phụ nữ khi mang thai thường có xúc giác và vị giác vô cùng nhạy cảm. Bạn có thể nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào, có thể cảm thấy buồn nôn đặc biệt vào buổi sáng lúc ngủ dậy. Ngoài ra hiện tượng táo bón có thể xảy ra do do tăng hormone trong thời kỳ mang thai, làm chùng các cơ ở đường ruột và khiến đường ruột hoạt động kém hiệu quả, hoặc do sự phát triển của bào thai gây áp lực lên ruột và ngăn cản chức năng của ruột khiến bạn bị táo bón.
Ngoài ra, bạn có thể thường xuyên bị ợ nóng hoặc tăng tiết nước bọt do hiện tượng trào ngược của acid vào phần dưới của thực quản.
Rối loạn thần kinh – nội tiết
Do quá trình mang thai làm thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể khiến tâm trạng của bạn trở nên thay đổi thất thường. Bạn sẽ cảm thấy khó kiểm soát trạng thái của mình, dễ bị kích thích, dễ buồn, dễ vui, dễ tủi thân, khó tập trung, trí nhớ giảm sút, hay quên, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người.
Có thể bạn sẽ cảm thấy chán ăn hoặc thèm ăn gì đó khác thường, thậm chí không thể ăn những món mà trước đó bạn vẫn cảm thấy thích và ngược lại. Đôi khi bạn cảm thấy có những cơn thèm không lý giải được về một món ăn nào đó.
Táo bón
Do tăng hormone trong thời kỳ mang thai, làm chùng các cơ ở đường ruột và khiến đường ruột hoạt động kém hiệu quả, hoặc do sự phát triển của bào thai gây áp lực lên ruột và ngăn cản chức năng của ruột khiến bạn bị táo bón.
Bên cạnh đó, bạn còn thường xuyên bị ợ nóng hoặc tăng tiết nước bọt do hiện tượng trào ngược của acid vào phần dưới của thực quản.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video hot: [mecloud]lWkiTDMowI[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua