Dòng sự kiện:

12 thói quen sinh hoạt giúp con không bao giờ bị ốm

17:19 21/09/2015
Mẹ đừng dựa vào thuốc kháng sinh mà bỏ quên việc tạo cho bé những thói quen cơ bản sau để tránh những trận ốm vặt nhé.

 

 

 

Sau một tuổi nên cho bé uống sữa bằng ly

Sau khi bé lên một tuổi, các mẹ hãy để cho bé tập uống sữa bằng ly, vì khi uống sữa bằng ly bé sẽ không có thói quen ngậm sữa trong miệng và do đó các chất đường trong sữa sẽ không đọng lại lâu trên răng.

Không nên để bé đi ngủ với bình sữa, nước trái cây hay nước ngọt ngậm trong miệng như thế sẽ gây sâu cho hàm răng của bé. Nếu bé có thói quen bú bình rồi mới ngủ hãy cho bé ngậm bình nước lọc và lấy bình ra khi bé đã ngủ.

Không đưa tay lên mặt

Các vi khuẩn, virust bệnh cảm cúm xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi, mắt và miệng, vì thế hãy đảm bảo cho bé không đặt tay vào những khu vực này. Ngoài ra, hãy nhắc nhở con không bao giờ dùng chung bàn chải đánh răng, ống hút hay khăn mặt với bất kì ai để tránh lây lan, nhiễm khuẩn.

Chăm ăn sữa chua

Trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi ăn sữa chua hàng ngày có nguy cơ bị sốt, chảy nước mũi và ho hay nguy cơ phải dùng đến thuốc kháng sinh thấp hơn hẳn những trẻ không được bổ sung nguồn lợi khuẩn probiotic từ loại thực phẩm này. Sữa chua là món ăn thơm ngon được nhiều trẻ yêu thích mà lại có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch vô cùng tốt.

Uống nhiều nước ép hoa quả


Nước ép hoa quả có tác dụng phòng tránh bệnh tật tốt đến nỗi đây là món đồ uống thường xuất hiện trong thực đơn của các đội tuyển tham gia Olympic. Trong nước hoa quả tươi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cũng như các chất chống ô xy hóa, ngăn ngừa bệnh tật và còn kích thích bé ăn uống ngon miệng hơn.

Bổ sung vitamin D đầy đủ

Thiếu vitamin D cũng làm giảm hiệu quả chức năng của hệ thống miễn dịch và khiến cơ thể dễ bị cảm cúm hơn.

Mẹ nên bổ sung vitamin D một cách an toàn cho con bằng việc tắm ánh nắng buổi sớm đúng cách và ăn nhiều loại thực phẩm có chứa vitamin D như sữa và các sản phẩm từ sữa, cá, dầu cá, ngũ cốc, trứng, đậu, hải sản, nấm,...

Tạo thói quen cho bé đi ngủ và thức dậy đúng giờ

Không nên cho bé ngủ thoải mái lúc nào muốn thì dậy vì nó sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học cơ thể của bé, đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ giúp cho những hoạt động cơ thể của bé đi vào ổn định, “có giờ giấc” và góp phần nâng cao sức khỏe của bé ngay từ nhỏ.

Vì thế hãy tạo cho bé thói quen ngủ đúng giờ giấc, tới giờ thì phải đi ngủ, và gọi trẻ dậy vào giờ nhất định mỗi ngày.

[mecloud]wPHFbPmHwT[/mecloud]

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ có thể nhân đôi nguy cơ cảm cúm lên đến hai lần. Trẻ nhỏ cần ngủ khoảng 14 tiếng một ngày, trẻ mẫu giáo cần ngủ khoảng 11-13 tiếng một ngày.

Vận động thường xuyên

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy tập các bài tập điều độ, đều đặn có thể giảm nguy cơ cảm cúm đi 20-50%. Tập luyện giúp kích thích sự tuần hoàn của các tế bào kháng viêm trong cơ thể.

Rửa tay với xà phòng thường xuyên


Hành động tưởng chừng đơn giản này có tác dụng phòng tránh các vi khuẩn có hại vô cùng hiệu quả. Hầu hết mọi người thường không để ý đến những bề mặt chúng ta vẫn chạm đến thường xuyên hàng ngày như máy tính, điện thoại, nắm đấm cửa, tay vịn cầu thang,... rất bẩn.

Dạy bé thói quen rửa tay thường xuyên là cách tốt mà lại đơn giản nhất để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

Không được ăn quá nhiều kem

Kem là món ăn mà các bé rất thích nhưng bé không được ăn quá nhiều kem vì nó sẽ khiến niêm mạc dạ dày và huyết quản của bé thu lại làm giảm dịch vị từ đó làm giảm ham muốn ăn uống, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hư men răng của bé.

Bố mẹ không nên chiều con mà hãy tập cho bé thói quen ăn kem với một liều lượng vừa phải, có chừng mực nhé.

Đánh răng đều đặn mỗi ngày

Dạy trẻ cách đánh răng đều đặn mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ bằng kem đánh răng dành cho trẻ em và súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để trẻ có một men răng tốt và một hàm răng trắng đẹp.

Không được uống nước đá sau khi vận động mạnh

Sau khi vui chơi vì nóng và mệt, bé thấy khát và thường mở tủ lạnh uống ngay một ly nước mát, nhưng bạn tuyệt đối không được cho bé làm như vậy vì: sau khi vận động nhiệt độ trong cơ thể bé tăng cao, bé uống nhiều nước lạnh sẽ khiến dạ dày bị kích thích, gây ra bệnh về dạ dày và các bệnh về tim, phổi,… tốt nhất bạn nên cho bé uống nước ấm khoảng 37oc hoặc nước sôi để nguội là tốt nhất và hãy nhắc nhở để trẻ làm theo.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Xem thêm video: [mecloud]tZuKWxveIf[/mecloud]