13 sai lầm khiến mẹ ngày càng mất sữa cho con bú
Một sai lầm phổ biến làm giảm lượng sữa mẹ đó là cho bé bú theo thời gian biểu. Ở độ tuổi sơ sinh, mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu của bé. Tức là bé có quyền được bú mẹ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, miễn là lúc đó bé muốn.
Động tác mút bú của bé sẽ mạnh mẽ nhất khi bé thực sự đói. Nhờ đó mà tuyến sữa của mẹ được kích thích, tăng sản xuất sữa nhiều hơn. Nếu bé chưa đói mà mẹ cho bé bú (theo lịch trình định sẵn) thì bé sẽ không hứng thú bú, hoặc chỉ bú vài phút rồi lại thôi. Tình trạng này kéo dài, sẽ khiến sữa mẹ ít dần đi.
2. Mẹ ăn thiếu dinh dưỡng
Nếu không ăn đủ thực phẩm giúp thúc đẩy tiết sữa, người mẹ có thể không đủ sữa để nuôi em bé. Vì vậy, bạn cần ăn đủ và đa dạng thực phẩm giúp tăng tiết sữa.
3. Mẹ uống thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai chứa estrogen - một hormone gây trở ngại trong quá trình cho con bú. Vì vậy, bạn không nên uống thuốc tránh thai khi đang nuôi con. Bạn nên thử các phương tiện tránh thai khác.
4. Mẹ thiếu canxi
Thiếu canxi là một lý do lớn khiến bạn hết sữa quá sớm. Khi cơ thể không đủ canxi, bạn có thể không sản xuất đủ sữa để nuôi em bé vì thành phần chính của sữa mẹ là canxi.
5. Cho bé bú sữa công thức trong những ngày đầu sau sinh
Những ngày đầu sau sinh, cơ thể người mẹ chưa thể sản xuất ra nhiều sữa. Nhiều mẹ lo con đói nên đã cho bé bú sữa công thức để “chờ” sữa mẹ về. Tuy nhiên hành động này lại khiến sữa mẹ giảm đi. Ngay sau sinh mẹ nên cho con bú ngay, dù có sữa hay không. Động tác mút bú của bé sẽ kích thích tuyến sữa phát triển, để đáp ứng nhu cầu của bé.
6. Rèn bé ngủ đúng giờ quá sớm
Thời gian đầu, hãy để bé ngủ theo tự nhiên, theo như cơ thể bé muốn. Nếu mẹ gò bé vào khuôn khổ quá sớm, bé sẽ bú ít đi.
7. Hoormon stress
Căng thẳng luôn gây hại cho bạn. Kích thích tố căng thẳng có thể làm hỏng sự cân bằng nội tiết tố của bạn và điều này có thể dẫn đến giảm tiết sữa.
8. Bạn lại mang thai
Khi có thai một lần nữa trong khi đang cho con bú, cân bằng nội tiết tố của bạn bị xáo trộn. Điều này có thể khiến nguồn sữa của bạn bị cạn khô một cách nhanh chóng.
9. Cho bé ngậm ti giả
Cho bé ngậm ti giả thường xuyên sẽ khiến bé giảm khả năng mút vú, không hứng thú với việc ngậm ti mẹ. Điều này vô tình khiến sữa mẹ ít đi vì không được kích thích.
10. Cho bé bú sai tư thế
Bế bé sai tư thế khi cho bú khiến bé bị gò, bị khó chịu và không muốn ti mẹ. Hãy tạo sự thoải mái cho bé khi bú mẹ, để sữa mẹ tiết nhiều hơn.
11. Trẻ bị dính thắng lưỡi
Dây thắng lưỡi là lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi. Cụm từ “dính thắng lưỡi” để chỉ thắng luỡi bị ngắn, làm hạn chế cử động bình thường của đầu lưỡi. Biểu hiện của trẻ bị dính thắng lưỡi là bú kém, chậm nói, nói ngọng, nói kém. Trẻ bị dính thắng lưỡi mút bú kém nên cũng làm sữa mẹ giảm đi.
12. Ngừng cho con bú một cách bất thường
Nếu bạn không thể cho con bú trong một vài ngày do bệnh tật hoặc bị nhiễm trùng, thì sau đó nguồn cung cấp sữa mẹ có thể bị giảm đột ngột.
13. Viêm vú
Khi sữa mẹ bị đông lại và vón cục ở ngực, bạn có thể gọi đó là bệnh viêm vú. Thông thường bệnh viêm vú xảy ra do bạn cho con bú không đều. Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm vú do nhiễm trùng, cần phải ngừng cho con bú ngay lập tức.
Chi Chi (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Vệt Nam
Video hot: [mecloud]n7cn8XNbYj[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua