15 mẹo hay để 'gọi' sữa mẹ về dạt dào cho con bú
1. Cho con bú nhiều hơn
Càng cho con bú nhiều, cơ thể bạn càng sản xuất ra nhiều sữa. Không cần thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt theo thời gian biểu để cho con bú. Cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ đói, miễn là bé muốn, đặc biệt là trong tuần đầu tiên khi bạn bắt đầu có sữa và chú ý chỉ cho trẻ bú sang bên còn lại khi đã hết một bên vú.
2. Đừng lo lắng
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng họ có ít sữa trong khi thực tế thì không có vấn đề gì cả. Miễn là con của bạn ngủ ngon, tỉnh táo, hoạt động và thường xuyên đi tè thì có nghĩa là bé được bú đủ. Bạn cũng cần biết rằng phải một vài ngày sau khi sinh sữa mới về nhiều. Trong thời gian này bé vẫn bú được sữa non là những sữa đầu tiên rất giàu dinh dưỡng.
3. Nghỉ ngơi đầy đủ
Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới việc tiết sữa. Nếu bạn nên nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể. Cắt giảm bớt các hoạt động bên ngoài và dành thời gian ngủ với bé, ăn uống và cho bé bú. (Tất nhiên điều này rất dễ dàng thực hiện trong những tháng đầu sau sinh nhưng khi bé lớn hơn, bạn cũng cần chú ý ngủ đủ giấc).
4. Kiểm soát căng thẳng
Mặc dù căng thẳng có thể không làm ảnh hưởng tới việc sản xuất sữa nhưng nó có thể làm cản trở phản xạ xuống sữa (khi sữa được giải phóng vào các ống dẫn sữa) và làm cho bé khó bú được sữa. Chăm sóc cho bản thân chính là cách tốt nhất để bạn có thể chăm sóc cho bé. Bạn cũng cần yêu cầu sự giúp đỡ của bạn tình, gia đình và bạn bè trong những vấn đề khác. Hạn chế việc khách đến chơi trong những tuần đầu sau sinh để bạn có không gian yên tĩnh cho con bú và kích thích sữa xuống.
5. Tìm kiếm sự hỗ trợ
Bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ những bà mẹ khác cũng đang cho con bú và học hỏi kinh nghiệm từ họ. Nếu mẹ của bạn, bạn bè hay bà của bạn cũng từng nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cũng nên tham khảo kinh nghiệm của họ. nếu bạn cảm thấy dễ bị tổn thương khi nguồn sữa của bạn đang bắt đầu về, tránh những người có thể làm bạn bị ảnh hưởng hoặc gây khó khăn đến việc tiết sữa.
6. Mát-xa ngực
Mát-xa ngực có thể giúp tăng cường thành phần chất béo cũng như tổng lượng sữa của bạn. Khi trẻ cảm đang bú một cách thoải mái, bạn có thể mát-xa xung quanh ngực và sau đó hướng về núm vú, chờ cho tới khi bé đã nuốt được một vài ngụm. Xoa bóp sang khu vực khác và lại chờ cho bé nuốt thêm. Lặp lại các động tác như vậy sẽ giúp sữa xuống nhiều và dễ dàng hơn.
7. Tránh sử dụng bia và các đồ uống có cồn khác
Bạn có thể đã từng nghe nói bia sẽ kích thích tiết sữa nhưng thực tế thì những đồ uống có cồn làm giảm sản xuất sữa. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi uống một hoặc hai ly rượu, phụ nữ sẽ mất nhiều thời gian hơn để sữa được bài xuất ra và tổng lượng sữa cũng giảm.
8. Uống nhiều nước
Nếu bạn mất nước, bạn sẽ sản xuất ít sữa hơn. Khi bạn quá bận rộn trong việc chăm sóc bé, bạn có thể mang theo chai nước bên mình và đừng quên uống nước. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tăng cường ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều nước như hoa quả và rau củ.
9. Chăm sóc bạn cũng chính là chăm sóc cho bé
Để duy trì việc sản xuất sữa và đảm bảo sức khỏe, nếu bạn đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, bạn cần phải bổ sung thêm 300-500 calo mỗi ngày, nhiều hơn những gì bạn cần trong quá trình mang thai. Chế độ ăn uống tốt nhất cho một phụ nữ cho con bú chỉ đơn giản là lành mạnh và bình thường với nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.
10. Không cho trẻ bú bình quá sớm
Không nên cho trẻ bú bình vào những tuần đầu tiên khi sữa của bạn mới về, tất cả những gì con của bạn nên làm trong thời điểm này là bú mẹ càng nhiều càng tốt. Sự bú, mút của trẻ tốt hơn nhiều so với những gì mà một dụng cụ vắt sữa có thể làm; chúng sữa kích thích bạn tiết sữa nhiều hơn, phù hợp với nhu cầu của trẻ.
11. Các thảo dược có hữu ích không?
Một số thảo dược được cho là có hiệu quả kích thích tiết sữa ở nhiều bà mẹ. Nghiên cứu cho thấy những sản phẩm này không thực sự kích thích sản xuất sữa nhưng nhìn chung chúng an toàn khi cho con bú. Tuy nhiên, bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ trước khi có ý định sử dụng.
12. Ăn uống
Bạn không cần ăn một số thực phẩm để có thể tiết sữa nhiều hơn. Chỉ cần một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều hoa quả, ngũ cốc, protein và một lượng vừa phải chất béo. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi, hành và bạc hà có thể làm cho sữa có mùi vị khác và bé sẽ bú nhiều hơn, do đó sữa của bạn cũng được tiết ra nhiều. Nhưng nếu em bé của bạn bị đầy hơi sau khi bạn ăn bông cải xanh, cải bắp hoặc đậu, bạn cần quay trở lại những thực phẩm khác.
13. Nếu bạn dùng dụng cụ vắt sữa
Nếu chủ yếu là bạn vắt sữa ra để cho bé ăn thì bạn vẫn nên áp dụng những lời khuyên ở phía trên. Khi đó, bạn cũng vẫn cần quan sát những hoạt động của bé sau khi bú để biết được nguồn sữa mà bạn cung cấp có đủ cho trẻ không.
14. Kiểm tra những thuốc bạn đang dùng
Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến tiết sữa. Chúng thường làm giảm lượng sữa của bạn, ví dụ như các thuốc kháng histamin, thuốc làm thông mũi, lợi tiểu, thuốc tránh thai có chứa estrogen và một số thuốc giảm cân. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về những thuốc mà bạn sử dụng.
15. Hỏi ý kiến chuyên gia
Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc không có kinh nghiệm trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, các chuyên gia có thể giúp bạn làm tốt hơn.
Theo SKĐS
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua