Dòng sự kiện:

19 sự thật thú vị khi mang thai đôi có thể mẹ chưa biết

17:00 17/11/2015
Không chỉ giống nhau ở vẻ bề ngoài, nhiều sự thật thú vị về cơ thể bên trong các bé song sinh mà các mẹ chưa biết. Cùng tìm hiểu nhé!

 

 

 

1. Bố của cặp song sinh có thể không cùng một người

Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra, tỷ lệ cặp song sinh cùng mẹ khác cha là 1:400, giới y khoa gọi đây là hiện tượng “bội thụ tinh khác kỳ” (superfecundation).

2. Phụ nữ ăn nhiều chế phẩm từ sữa khả năng có thai song sinh cao hơn

Ăn nhiều các chế phẩm từ sữa hoặc khoai môn có thể nâng cao xác suất mang thai song sinh.

3. Mẹ sẽ cần nhiều acid folic hơn

Theo ý kiến của giáo sư Manju - Giám đốc Sản khoa tại Đại học Trung tâm Khoa học Y tế Texas: "Đối với những phụ nữ mang thai bình thường mỗi ngày cần 0,4 mg axit Folic còn những phụ nữ mang thai đôi thì cần 1mg mỗi ngày để giảm nguy cơ sinh khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống cho trẻ”.

4. Ở độ tuổi 30 và 40 khả năng sinh đôi sẽ cao hơn

Chúng ta đều biết rằng khi người phụ nữ càng cao tuổi thì càng khó thụ thai nhưng sự thật là hiện tượng mang thai đôi lại thường xảy ra ở những phụ nữ mang thai trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi.

Theo lý giải của các chuyên gia về lĩnh vực sản khoa khi bạn đã ngoài 30 tuổi thì chu kỳ rụng trứng của bạn không còn ổn định như trước đó nữa, trứng của bạn có thể rụng bất thường hơn so với trước đó, bạn có thể rụng trứng hai nang ở cùng một thời điểm, vì vậy rất dễ dẫn đến hiện tượng thai đôi.

5. Cặp song sinh có mùi vị tương đồng nhau

Một cặp song sinh nếu có DNA tương đồng thì mùi vị của họ cũng tương đồng. Tuy nhiên, với loài chó qua huấn luyện có thể phân biệt được, cho dù cặp song sinh sống cùng môi trường và ăn đồ ăn giống nhau.

6. Tỷ lệ cả hai thuận tay trái là 22%, tỷ lệ một người thuận tay trái là 10%

Có lý luận cho rằng việc thuận tay trái của thai song sinh là hình thành từ trong bụng mẹ.

7. Nhịp tim thai có lúc lên đến 180 lần/ phút

Về số lượng nhịp tim thai, người ta thấy rằng, khi thai dưới 30 tuần tuổi, nhịp tim thai thường rất nhanh, từ 160 - 180 lần/ phút. Khi thai được 30 tuần tuổi trở lên, nhịp tim thai sẽ chậm dần theo sự trưởng thành của thai nhi.

Tuy nhiên, nhịp tim thai bình thường luôn dao động từ 120 đến 160 lần/ phút. Nếu không nằm trong khoảng giới hạn này, đó là dấu hiệu cho thấy nhịp tim thai có những bất thường và cần được theo dõi.

8. Vân tay của thai song sinh cùng trứng không hoàn toàn giống nhau

Vân tay được hình thành trong thời gian mẹ mang thai, nhưng là sau khi phôi thai phân tách.

9. Hai anh em song sinh không thể tiếp tục có con song sinh

Trừ khi vợ của họ cũng nằm trong nhóm song sinh. Nếu bản thân người phụ nữ trước đây họ là song sinh khác trứng, hoặc người này đã sinh được cặp song sinh khác trứng, vậy thì xác suất mang thai song sinh khác trứng sẽ rất cao.

10. Thai song sinh khi ở trong tử cung sẽ tương tác với nhau

Thai song sinh sau 14 tuần có thể đưa tay tác động vào đối phương, sau 18 tuần chúng sẽ “quan tâm” đến đối phương hơn chính bản thân mình.

11. Tuổi càng cao xác suất mang thai song sinh càng cao

Phụ nữ sau 35 tuổi sẽ có kích thích tố FSH nhiều hơn, nguyên nhân khiến xác suất mang thai song sinh của họ cao hơn, điều đáng tiếc là loại kích thích tố này lại làm giảm khả năng mang thai của họ.

12. Mẹ bị nghén có thể sẽ nặng hơn

Phụ nữ mang cặp song sinh thường buồn nôn và ói mửa nhiều hơn trong thời kỳ nghén. Tuy nhiên ngay cả đối với những phụ nữ mang thai đôi này thì hiện tượng nghén này cũng chỉ xảy ra trong vòng 12 đến 14 tuần đầu của thai kỳ.

Hơn thế nữa các bà mẹ mang thai đôi thường đau lưng nhiều hơn, ngủ khó khăn, và ợ nóng hơn so với các bà mẹ đang mang thai đơn. Các bà mẹ mang thai đôi cũng có có khả năng mắc bệnh thiếu máu và bệnh sốt xuất huyết cao sau sinh (chảy máu) sau khi sinh cao hơn so với phụ nữ mang thai đơn.

13. Chảy máu có thể phổ biến hơn khi mang thai đôi

Nếu hiện tượng chảy máu này xảy ra trong 3 tháng đầu tiên thì nguy cơ sảy thai là rất cao vì vậy khi mang thai đôi, thai 3, thai 4 trong 3 tháng đầu cần được theo dõi chặt chẽ hơn. Nhưng nếu chỉ chảy một chút ít máu thì bạn cần bình tĩnh chưa có gì phải hoảng loạn ngay cả khi bạn mang thai đôi, bạn cần nghỉ ngơi và nhờ bác sỹ theo dõi, tư vấn cho bạn.

14. Cảm nhận con “tung chưởng” trễ hơn

Cử động thai đôi chỉ trở nên đáng chú ý ở tuần 18-20 của thai kỳ và thông thường không rõ ràng, mạnh mẽ như thai đơn. Nếu đã một lần sinh con, bạn sẽ dễ dàng phát hiện chuyển động này hơn. Với phụ nữ mang thai lần đầu, khó phát hiện là điều dễ hiểu.

15. Tăng cân vù vù

Với anh em sinh đôi, bà mẹ tăng cân nhiều hơn khi có hai em bé, hai rau thai, và nước ối nhiều hơn. Hơn thế nữa bạn cũng cần nhiều calo hơn để mang thai sinh đôi. Thông thường người mẹ mang thai đôi tăng cân gấp 1,5 lần người mẹ mang thai đơn. Nếu bạn tăng cân ít hơn 8kg và nhiều hơn 25 kg trong khi mang thai đôi thì đều là những dấu hiệu không tốt. Bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý hơn.

16. Nguy cơ tiểu đường thai kỳ tăng cao

Nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ là cao hơn trong thời kỳ mang thai sinh đôi, các bà mẹ phát triển bệnh tiểu đường trong thai kỳ có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2 sau sinh.

17. Khả năng bị tiền sản giật cũng nhiều hơn

Nguy cơ tiền sản giật xảy ra thường xuyên hơn ở lần mang thai sinh đôi. Tiền sản giật được đánh dấu bởi cao huyết áp, protein trong nước tiểu, và đôi khi sưng ở bàn chân, chân và tay. Đây là những dấu hiệu nguy hiểm bởi vì sản giật có nguy cơ tử vong cao.

18. Sinh nở đến sớm hơn bình thường

Hầu hết các bà mẹ mang cặp song sinh thường sinh con vào tuần thứ 36-37 của thai kỳ, trong khi những phụ nữ mang thai đơn thường sinh vào tuần thứ 40 của thai kỳ, một số phụ nữ có thể sinh sớm hơn. Nếu các cặp song sinh được sinh ra sau 34 tuần, thì không có gì lo ngại lắm nhưng nếu sớm hơn thì em bé của bạn cần được chăm sóc đặc biệt vì bạn đã sinh non.

Khi được sinh ra sớm, các cặp sinh đôi thường có trọng lượng sau sinh thấp, trẻ sơ sinh như vậy có xu hướng có vấn đề sức khỏe nhiều hơn những đứa trẻ sinh ra nặng hơn 2,7 kg. Vì vậy những phụ nữ mang song thai cần hết sức đề phòng hiện tượng sinh non.

19. Thường phải sinh mổ

Các cặp song sinh thường có vị trí ngôi mông lệch nên việc sinh mổ là thường xuyên sảy ra, tuy nhiên vẫn có những trường hợp có thể đẻ thường, sinh mổ hay sinh thường bạn cần tuyệt đối tuân theo ý kiến của bác sỹ.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]ARJkkdRAE9[/mecloud]