4 cách tính ngày rụng trứng cực chuẩn để sinh con trong năm 2017
Hiện nay, cách tính ngày rụng trứng là một trong những phương pháp được rất nhiều cặp vợ chồng lựa chọn để tính ngày thụ thai. Cách tính ngày rụng trứng dễ dàng thực hiện và rất có ích đối với chị em phụ nữ. Dựa vào ngày rụng trứng hàng tháng, chị em phụ nữ có thể theo dõi được những thay đổi của cơ thể và tình trạng sức khỏe sinh sản của chính mình. Trong suốt chu kỳ sinh sản của đời mình, người phụ nữ sẽ rụng trứng khoảng 420 lần.
Việc tính ngày rụng trứng chính xác dựa vào rất nhiều yếu tố như trạng thái tâm lý, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng… do đó để đạt được hiệu quả thì bạn nên tạo thói quen ghi lại chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng của mình hàng tháng. Việc này vừa giúp chị em thường xuyên nắm được tình trạng sức khỏe, mà còn biết được ngày quan hệ để dễ dàng thụ thai.
Dưới đây là 4 cách tính ngày rụng trứng phổ biến nhất:
Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 28 ngày và được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên có kinh (ngày số 1). Cách tính ngày rụng trứng sẽ là ngày ở giữa của chu kỳ kinh nguyệt (tức là vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh).
Trứng chỉ có thể tồn tại từ 12 – 24 giờ sau khi đã được phóng ra khỏi buồng trứng, nhưng tinh trùng lại có thể sống tối đa 72 giờ. Nên nếu bạn muốn thụ thai thì nên quan hệ trong khoảng thời gian rụng trứng, tức là trước ngày rụng trứng 3 ngày và sau ngày rụng trứng 1 ngày (từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 15 của chu kỳ - Thời gian rụng trứng là dễ dàng thụ thai nhất).
Cách tính ngày rụng trứng bằng cách theo dõi thân nhiệt
Với những trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định có thể thử áp dụng cách tính ngày rụng trứng bằng việc theo dõi thân nhiệt của mình như sau:
Bặt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt chị em sẽ dậy sớm, việc cần làm là đo thân nhiệt của mình và ghi chép lại một cách kỹ lưỡng.
Cứ lặp đi lặp lại công việc này hàng ngày vào cũng một thời điểm (quyết định độ chính xác của phương pháp này).
Các ngày có kinh nguyệt và trước ngày trứng rụng 2 ngày, thân nhiệt thấp hơn thân nhiệt trung bình 0,2 – 0,3 độ C, trước khi trứng rụng 1 – 2 ngày thân nhiệt tụt xuống thêm 0,1 – 0,2 độ C (điểm thân nhiệt thấp nhất là ngày sắp rụng trứng).
Ngày rụng trứng: thân nhiệt đột ngột tăng lên 0,3 – 0,5 độ C (trên thân nhiệt trung bình 0,1 – 0,2 độ C) và cứ giữ như vậy cho đến cuối chu kỳ thì tụt xuống để sang một chu kỳ mới.
Như vậy, trong một chu kỳ kinh nguyệt, có một ngày thân nhiệt tăng lên 0,3 – 0,5 độ C, đó là ngày trứng rụng. Giao hợp vào những ngày trứng rụng (trước, trong và sau ngày rụng trứng 2-3 ngày) sẽ có cơ hội thụ thai cao.
Tính ngày rụng trứng bằng que thử rụng trứng
Cách tính ngày rụng trứng bằng cách sử dụng que thử rụng trứng đang được nhiều cặp vợ chồng trẻ tin dùng. Bởi lẽ que thử đã trải qua một quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đầy đủ mới được cho vào sản xuất hàng loạt và bán rộng rãi.
Theo các nghiên cứu chỉ ra, nguyên tắc sử dụng của que thử thai phụ thuộc vào việc xác định nồng độ hoormone lutein (LH) trong nước tiểu.
Cách dùng quy thử rụng trứng
- Lấy que thử rụng trứng ra khỏi túi đựng.
- Nhúng que thử vào nước tiểu theo hướng mũi tên chỉ xuống. Không được nhúng ngập quá vạch MAX Line (đường kẻ ngang).
- Lấy que thử ở ly đựng nước tiểu ra sau 5 giây và đặt que thử nằm trên mặt phẳng, sạch, khô và không thấm nước (tôi thường đặt ngay trên miệng ly đựng mẫu nước tiểu).
- Chờ đợi dải màu xuất hiện và đọc kết quả trong 5 phút.
Hướng dẫn đọc kết quả que thử rụng trứng
- Ngoài chu kỳ rụng trứng: que một vạch trên.
- Sắp đến ngày rụng: que hiện 2 vạch bằng nhau hoặc nhạt hơn.
- Ngày rụng trứng: vạch dưới 2 sẽ đậm hơn nhiều (đỏ tía) so với vạch trên 1 sẽ xảy ra trong vòng 12-24 giờ chứ không rụng ngay lúc này.
- Lúc rụng hoặc đã rụng: que nhạt dần, 2 vạch bằng nhau/nhạt hơn
Lưu ý: Để đạt độ chính xác tối đa, hãy làm theo hướng dẫn que thử rụng trứng của nhà sản xuất.
Cách tính ngày rụng trứng dựa vào dịch nhầy ở cổ tử cung
Cách tính ngày rụng trứng dựa vào dịch nhầy cổ tử cung tương đối khó. Cách này yêu cầu chị em phải hết sức tinh ý trong khi quan sát cũng như cảm nhận dịch nhầy của mình.
Nguyên lý cơ bản của cách tính này: dịch nhầy ở cổ tử cung có thể thay đổi màu sắc, số lượng và tính chất phụ thuộc vào sự thay đổi hoormone trong cơ thể.
Cụ thể, dịch nhầy ẩm ướt và trơn giống như lòng trắng trứng là thời gian rụng trứng của bạn đã đến. Muốn phát hiện được điều này thì chị em cần kiểm tra dịch nhầy của mình hàng ngày vào cùng một thời điểm khi mới thức dậy (chưa đi tiểu tiện và chưa đi tắm để dịch nhầy được tinh khiết nhất). Chị em có thể viết vào một cuốn sổ theo dõi độ dính, màu sắc, thậm chí là có hay không dịch nhầy ở cổ tử cung..
Dịch nhầy ở cổ tử cung càng khô thì khả năng thụ thai càng thấp. Những trường hợp đang mắc các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm hay sử dụng các loại thuốc điều chỉnh nồng độ hoormone (dù là thuốc uống hay thuốc đặt âm đạo) thì dịch nhầy sẽ không cho kết quả chính xác.
Boldsky/Khám phá
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua