4 điều mẹ phải đọc kỹ nếu muốn mang thai ở tuổi 35
Theo một nghiên cứu mới đây, độ tuổi sinh con trung bình của phụ nữ là khoảng 29 tuổi. Thông tin này xuất phát từ đánh giá của nhiều nghiên cứu và cũng cho thấy số phụ nữ có con.
Nghiên cứu này được thực hiện để giúp phụ nữ hiểu hơn về khả năng sinh sản của mình. Càng lớn tuổi, bạn càng mất nhiều thời gian để thụ thai hơn. 30% phụ nữ trên 35 tuổi cần hơn 1 năm để thụ thai trong khi chỉ có 5% phụ nữ tuổi 25 cần khoảng thời gian như vậy.
Ngoài ra, phụ nữ lớn tuổi mang thai còn có khả năng đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như thai chết lưu, thai ngoài tử cung, tiền sản giật và sảy thai cho phụ nữ ở độ tuổi cuối hàng 3 đầu hàng 4.
25 -29 tuổi được xem là độ tuổi thích hợp nhất để có con, lúc này người phụ nữ đã được chuẩn bị kỹ về tâm lý và sinh lý.
Dưới đây là những lý do cụ thể chúng tôi khuyên bạn hãy cố gắng có con trước 35 tuổi:
1. Khả năng sinh sản giảm khi bạn có tuổi
Số lượng trứng trong buồng trứng giảm theo tuổi. Điều này có nghĩa là càng nhiều tuổi bạn càng khó có khả năng sinh nở. Phụ nữ sau tuổi 30 có thể có những vấn đề liên quan đến thụ thai như rụng trứng ít hơn, giảm cơ hội thụ tinh cho trứng. Hơn nữa, tuổi tác cũng mang đến những rối loạn như lạc nội mạc tử cung hoặc tắc vòi trứng, khiến cho việc mang thai trở nên khó khăn.
2. Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh
Với những tiến bộ trong các phương pháp điều trị vô sinh thế hệ mới, tuổi tác có vẻ như không còn là rào cản đáng ngại đối với việc thụ thai nhưng điều đó vẫn không làm giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị khuyết tật bẩm sinh.
Nguy cơ trẻ bị hội chứng Down, một bất thường nhiễm sắc thể là 1/1000 khi bạn mang thai lúc 30 tuổi so với 1/100 lúc bạn 40 tuổi, và khi bạn trên 45 tuổi, nguy cơ này tăng lên 1/30. Nếu bạn mang thai khi nhiều tuổi, độ mờ da gáy có thể là một chỉ báo cho biết con bạn có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
Độ tuổi của mẹ là một yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng Down và các khuyết tật di truyền khác của con khá lớn. Cùng với sự gia tăng về tuổi, nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu cũng gia tăng.
3. Biến chứng khi sinh
Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ sinh nở khó khăn – hoặc là thời gian kéo dài hoặc phải kích đẻ. Trong một số trường hợp, có thể cần phải mổ. Khi bạn già đi, tử cung cũng bị lão hóa và nó có thể không hoạt động hiệu quả như khi bạn còn mới đôi mươi.
4. Sức khỏe của mẹ suy giảm
Khi nhiều tuổi hơn, bạn có thể bị mắc những bệnh liên quan đến lối sống như tiểu đường và huyết áp. Tất cả những tình trạng này có thể khiến bạn khó mang thai.
Ngoài ra, trong trường hợp bạn có một đứa con bị khuyết tật di truyền, có tới 25% nguy cơ đứa con thứ hai cũng bị tình trạng tương tự. Vì vậy, nếu bạn lên kế hoạch mang thai sớm và vẫn có con bị dị tật, bạn sẽ có nhiều khả năng thực hiện các bước phòng ngừa như tư vấn, kiểm tra di truyền để có đứa con thứ hai khỏe mạnh.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video được xem nhiều nhất: [mecloud]yxPQVyYE62[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua