5 điều mẹ bầu nhất định phải làm để cơ thể khỏe mạnh, đón con chào đời
Mẹ bầu luôn phải “ngụp lặn” trong biển thông tin tìm cách chăm sóc cho sức khỏe, đón bé yêu chào đời khỏe mạnh. Cân bằng dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi hợp lý, chăm sóc đề kháng của da… mẹ cần thực hiện điều gì để bé có một khởi đầu hoàn hảo?
Nghỉ ngơi và thư giãn
Stress chính là “kẻ thù” của phụ nữ mang thai. Stress làm rối loạn lượng đường và insulin trong máu, gây ra các vấn đề về sinh sản, có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng và béo phì sau sinh.
Theo mbg – chuyên trang về phong cách sống tại Hoa Kỳ, ước tính ít nhất 80% các vấn đề sức khỏe đến từ tâm lý của các phụ nữ sắp làm mẹ. Hãy chọn cho mình một liệu pháp thư giãn phù hợp nhằm loại bỏ stress, có thể kể đến như thiền, các bài tập thở, viết nhật ký, trò chuyện, sắp xếp cuộc sống trở nên tinh giản hơn để tận hưởng từng giây phút thảnh thơi trong thai kỳ.
Chế độ vận động phù hợp
Duy trì chế độ luyện tập từ 3-4 lần/tuần, với các hoạt động phù hợp như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội... không chỉ giúp mẹ “bầu khỏe, bầu đẹp” mà còn cải thiện sự dẻo dai, sức đề kháng… chuẩn bị tinh thần và thể chất cho sứ mệnh “vượt cạn” thiêng liêng.
Thời gian tập thể dục lý tưởng là 30-40 phút. Tuy nhiên, thời lượng này nên được xác định bằng cảm giác của mẹ bầu. Hãy vừa luyện tập vừa lắng nghe cơ thể, để biết chính xác tập bao nhiêu là vừa đủ.
Khi thấy có dấu hiệu mang thai sớm, bạn nên đi khám thai ngay để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân và bé cưng, đồng thời được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc thai kỳ phù hợp. Bạn nên lựa chọn địa chỉ khám uy tín với các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Trong suốt thời gian mang thai, bạn cũng nên nhớ đi khám, siêu âm định kỳ, làm đầy đủ các xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định để biết được tình hình phát triển của thai nhi và sự thay đổi thể chất của chính mình.
Có một điều quan trọng mà mẹ bầu cần lưu ý là trong thời gian mang thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể tăng nhanh có thể khiến nướu bị tổn thương. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu mẹ bầu thường xuyên chăm sóc sức khỏe răng miệng như lấy vôi răng, đánh bóng răng có thể làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh răng miệng trong thời gian này tới 84%. Do đó, bạn còn chần chờ gì mà chưa lên lịch gặp nha sĩ ngay?
Chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu
Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng cao so với trước khi mang thai, đặc biệt là các chất DHA, ALA, lutein, choline, sắt, acid folic, canxi, vitamin D. Một chế độ ăn khoa học, bổ dưỡng, đủ nhóm chất là điều rất quan trọng đối với sự phát triển của bé và đảm bảo sức khỏe cho mẹ.

Ngoài ra, để đảm bảo bạn và bé nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, từ đó đạt được thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bàu có thể sẽ cần sử dụng thêm những viên uống bổ sung các loại vitamin và khoáng chất. Một trong những dưỡng chất quan trọng nhất mà bạn cần bổ sung trước khi mang thai là axit folic và sắt, những dưỡng chất này sẽ giúp giảm nguy cơ bé bị dị tật bẩm sinh.
Đừng quên uống nước
Bà bầu uống đủ nước mỗi ngày là cách để duy trì lượng nước ối cho thai nhi và tăng lượng máu cho cơ thể, từ đó giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn. Mỗi ngày, bạn cần uống ít nhất 2 lít nước, nếu uống ít hơn, bạn sẽ dễ gặp phải chứng ốm nghén, mệt mỏi, chuột rút và co thắt trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua