Dòng sự kiện:

5 sai lầm của mẹ khiến bé dễ bị tổn thương mông

15:00 13/01/2016
Vùng mông của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng, hăm đỏ và nhiễm khuẩn. Tuy nhiên có nhiều thói quen của mẹ lại vô tình khiến trẻ bị tổn thương và mắc các bệnh ngoài da nguy hiểm.

 

 

 

 [mecloud]sZrpitt4XE[/mecloud]

Theo số liệu của Viện Da liễu quốc gia, bệnh viêm da vùng mông ở trẻ em Việt Nam chiếm tỷ lệ từ 7 - 35%, với các bệnh thường gặp là hăm da, nhiễm khuẩn đường tiết niệu… Trẻ thường có dấu hiệu đỏ da ở vùng quấn tã và xung quanh bộ phận sinh dục, sau đó lan dần tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, chảy nước, chảy máu… Nếu bệnh không được can thiệp kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến mưng mủ, lở loét, nhiễm trùng da, gây đau đớn, bỏng rát và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bé sau này.

Nguyên nhân dẫn đến tổn thương vùng mông của bé phần lớn do sai lầm trong việc chăm sóc của người lớn. Do đó mẹ cần tránh những thói quen có hại sau đây:

1. Vệ sinh cho bé không đúng cách

Vùng mông, bộ phận sinh dục và hậu môn của bé là khu vực thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu nên rất dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn. Khi vệ sinh cho bé, nếu mẹ lau chùi ngược từ mông lên bộ phận sinh dục thì sẽ khiến các vi khuẩn chuyển từ hậu môn lên vùng kín, gây ra viêm âm hộ - âm đạo hay viêm bàng quang ở trẻ.

Thói quen dùng giấy ướt để vệ sinh cho bé cũng dễ dẫn đến tổn thương vùng mông. Nếu giấy ướt kém chất lượng, có chứa propylene glycol, các chất phụ gia, chất tạo mùi, cồn hoặc xà phòng sẽ gây kích ứng da, làm bệnh hăm tã diễn biến nặng hơn.

Lời khuyên cho mẹ: Nên dùng bông chuyên dụng để vệ sinh cho trẻ với nước ấm, lau từ bộ phận sinh dục ra sau hậu môn.

2. Lạm dụng phấn rôm


Nhiều mẹ tin rằng bôi phấn rôm trước khi quấn tã sẽ giúp tránh hăm cho bé. Tuy nhiên phấn rôm sẽ làm tăng tình trạng bí bách cho làn da, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây vón cục, đổ mồ hôi, làm bít lỗ chân lông và gây viêm nặng hơn.

Lời khuyên cho mẹ: Sau khi tắm, mẹ cần lau thật khô da bé, đổ lượng phấn rôm vừa đủ ra tay, xoa đều rồi nhẹ nhàng thoa lên người bé. Tuyệt đối không thoa phấn rôm lên mặt, mũi hoặc vùng kín của bé.

3. Dùng kem chống hăm sai cách


Nhiều mẹ có thói quen bôi kem chống hăm dạng mỡ/gel và cho rằng bôi càng dày thì hiệu quả càng cao. Nhưng thực tế bôi kem thành một lớp dày đặc sẽ làm giảm khả năng hấp thụ, gây bít lỗ chân lông và sinh ra mẩn ngứa. Việc tùy tiện sử dụng nhiều loại kem bôi cùng lúc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ cũng làm tăng nguy cơ dị ứng, viêm da ở trẻ.

Lời khuyên cho mẹ: Chỉ bôi kem chống hăm khi có chỉ định của bác sĩ. Mẹ nên lau khô da bé bằng khăn mềm, sau đó bôi một lớp kem mỏng lên vùng da cần điều trị.

4. Mua bỉm kém chất lượng

Do tâm lý tiết kiệm nên khá nhiều bà mẹ có thói quen mua bỉm trần, bỉm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hạn sử dụng, không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và kháng khuẩn. Khi bé tiểu tiện, nước tiểu và chất thải sẽ đọng lại ở lớp giấy kém chất lượng của bỉm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn tới viêm loét mãn tính, gây vô sinh hoặc phát triển thành ung thư da.

Lời khuyên cho mẹ: Khi mua tã giấy cho con, mẹ chỉ nên chọn sản phẩm đã qua kiểm định, tốt nhất là tã siêu sạch được sản xuất trong môi trường đạt chuẩn GMP. Tã bỉm cũng có nhiều loại mặt đáy khác nhau: mặt đáy nilông, mặt đáy dạng vải, mặt đáy biết thở…, trong đó loại tã có bề mặt bằng vải không dệt và màng đáy PE biết thở sẽ giúp da được hô hấp tự nhiên, khiến bé luôn khô thoáng.

Để giúp bảo vệ vùng mông của bé một cách toàn diện, tã quần sử dụng công nghệ Nano Bạc với tinh chất trà xanh, giúp chống hăm và diệt trừ vi khuẩn hiệu quả sẽ là sự lựa chọn đúng đắn nhất cho mẹ.

5. Đóng bỉm quá lâu


Do tiết kiệm nên nhiều mẹ thường chờ tã ướt sũng rồi mới thay, khiến da trẻ bị ẩm ướt, các loại nấm và vi khuẩn phát triển gây viêm. Nếu trẻ đại tiện mà mẹ không thay tã ngay thì làn da non nớt của trẻ sẽ phải tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải, nước tiểu phân giải sản sinh ra ammonia khiến da bị kích ứng và gây viêm.

Lời khuyên cho mẹ: Nên thay tã thường xuyên dù bỉm đã đầy hay chưa. Nếu bé chỉ đi tiểu thì có thể dùng tã trong vòng 2 - 3 tiếng, bỉm là 4 - 5 tiếng. Nếu bé đi đại tiện thì mẹ cần thay tã ngay lập tức, lau rửa sạch, để da khô tự nhiên rồi mới đóng tã mới. Mỗi ngày nên để bé "thả rông" vài tiếng cho da khô thoáng.

Theo Trí Thức Trẻ

Video hot: 

[mecloud]pOQnWkV0eC[/mecloud]