Dòng sự kiện:

6 dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh khỏe mạnh

17:40 27/07/2016
Mẹ hãy kiểm tra xem bé yêu của mình có những biểu hiện sức khỏe bình thường hay không qua 6 dấu hiệu sau đây.

Một trẻ sơ sinh cất tiếng khóc chào đời là niềm hạnh phúc vỡ òa của cha mẹ và cả gia đình, nhưng cùng với đó là hàng loạt nỗi lo lắng của các ông bố bà mẹ đối với sức khỏe và cách chăm sóc bé được hoàn hảo nhất.

Cùng kiểm tra tình hình bé sơ sinh nhà bạn qua 6 dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh khỏe mạnh nhé!

Bé khóc ít và ngủ đều

Điều này cho thấy hệ thần kinh của bé đang dần hoàn thiện. Trẻ 4 tháng tuổi đã dần bắt đầu có những giấc ngủ ổn định và mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Trường hợp trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên vẫn có thói quen ăn ngủ không đều đặn, mẹ cần thiết lập một chế độ chặt chẽ hơn cho con và kiểm tra xem liệu bé có đang gặp vấn đề gì không.

Một trẻ sơ sinh cất tiếng khóc chào đời là niềm hạnh phúc vỡ òa của cha mẹ và cả gia đình. Ảnh minh họa

Thay 8 – 10 tã một ngày 

Điều đó chứng tỏ: Số lần thay tã cho bé trong ngày là một chỉ số rất tốt để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé cưng. Nếu trẻ không cần thay tã thường xuyên, điều đó có thể báo hiệu một vấn đề bất ổn nào đó. 

Khi bé yêu chưa đầy một tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ làm ướt từ 6 miếng tã trở lên và đi tiểu 3 - 4 lần. Không có gì là bất thường khi cha mẹ của trẻ sơ sinh phải thay tã cho bé ít nhất 10 lần trong ngày ở giai đoạn đầu đời. 

Khi được hơn 1 tháng tuổi, bé vẫn sẽ làm ướt từ khoảng 4 - 6 miếng tã mỗi ngày. Việc đi tiểu phụ thuộc vào độ tuổi cụ thể và loại thực phẩm bé đang ăn nhưng số lần thay tã có xu hướng giảm đi so với tháng đầu tiên. Phân của trẻ sơ sinh thường mềm ít nhất ba tháng đầu vì cục cưng thu nạp hầu hết chất dinh dưỡng từ các chất lỏng. 

Mẹ để ý lịch thay tã cho bé là điều rất quan trọng, vì tã ướt và bẩn là dấu hiệu cho thấy trẻ đang được ăn uống đầy đủ. Mặc dù trẻ em có xu hướng tiêu tiểu theo các lịch trình khác nhau, bé yêu của bạn cần thay tã ít nhất 6 lần mỗi ngày. Nếu con không thải ra đủ lượng nước tiểu hoặc phân, đó là một dấu hiệu cho thấy bé không nhận đủ chất dinh dưỡng, và bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Luôn nhớ rằng số lần đi tiêu giảm sút sau tháng đầu tiên vì đây là lúc ruột của trẻ đang dần hoàn thiện.

Trẻ đi phân xu 2 ngày đầu tiên

Hai ngày đầu tiên phân trẻ sơ sinh có màu đen dính màu xanh giống như thạch, không mùi. Sau 2-3 ngày phân thành một màu vàng vàng hoặc vàng nhạt có thể có lẫn hạt.

Trẻ có dấu hiệu tập trung quan sát thế giới nhiều hơn

Trong những tuần đầu tiên, trẻ sẽ chỉ lặp đi lặp lại quá trình ăn – ngủ. Cho đến khi ra tháng, trẻ sẽ bắt đầu có nhiều giờ tỉnh táo hơn. Đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đang quan sát thế giới xung quanh và bắt đầu học hỏi.

Bé biết giao tiếp bằng mắt, cười khúc khích với mọi người

Từ lúc 1 tháng tuổi, trẻ đã có thể giao tiếp bằng mắt. Khi được 2 tháng tuổi trẻ có thể mỉm cười và cười to thành tiếng khi trẻ bước sang tháng thứ 3 trở đi. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy trẻ biết kết nối với mọi người và nhận thức được môi trường xung quanh mình.

Đến 5 tháng tuổi, trẻ đã có thể cười lại với người nào cười với mình. Đây là biểu hiện của việc trẻ sẽ phát triển về mặt ngôn ngữ một cách bình thường.

Khi bé có khả năng chống đỡ được cơ thể

 

Điều đó chứng tỏ: Đây là dấu hiệu trẻ sơ sinh khỏe mạnh, chứng tỏ những cơ bắp nhỏ của bé đang mạnh lên.

 

Rất nhiều em bé 1 tháng tuổi đã có thể giữ đầu của mình lên một thời gian ngắn. Vào thời điểm bé 3 tháng tuổi, con sẽ làm như vậy thường xuyên và với kỹ năng cao hơn. Nếu bé có thể ngẩng đầu lên hoặc quay ngang nhìn ngó xung quanh trong vòng tay của mẹ, điều đó chứng tỏ con đang phô diễn sức mạnh ngày càng tăng của mình.

 

Khi bé có thể giữ thăng bằng, tay cứng cáp hơn và có thể kiểm soát được đầu, cổ, và thân dưới, bé sẽ cố gắng ngồi dậy. Lúc này, tầm nhìn của bé thay đổi, cho phép bé quan sát được ở phạm vi rộng hơn. Khi nhận thấy những điều mới mẻ này, bé sẽ cố gắng rướn người cao hơn để nhìn được nhiều hơn.

 

Trong những lần đầu tiên, bé sẽ không tự ngồi lâu được nên bạn có thể giúp dang hai tay bé ra cho bé giữ thăng bằng. Để khuyến khích bé ngồi, bạn hãy đu đưa nhẹ người bé và đặt những món đồ lạ mắt, yêu thích của bé ở trước mặt. Sau đó, bạn di chuyển các món đồ chơi đó chậm chậm từ bên này qua bên kia để tập cho bé giữ thăng bằng và quen với việc ngồi hơn.

Minh Sang (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam