6 điều bố mẹ cần quyết tâm thực hiện trong năm mới để dạy con tốt hơn
Cùng với việc giảm cân, chăm sóc sức khỏe, chi tiêu hợp lý, làm cha mẹ cũng là một trong những lĩnh vực quan trọng cần thay đổi.
Sự thay đổi này tuyệt vời ở chỗ, không chỉ bạn mà cả các con bạn, chồng bạn, thậm chí các cháu chắt trong tương lai cũng sẽ được hưởng lợi.
Để bắt đầu, hãy nhìn thẳng vào những điều bạn cho rằng mình có thể làm tốt hơn hoặc muốn cải thiện.
Dưới đây là 6 điều mà các bậc cha mẹ cần quyết tâm chú ý đến nhiều hơn trong năm mới để trở thành những ông bố bà mẹ tốt hơn, theo chuyên gia David G. Allan, người phụ trách mảng Sức khỏe và Làm cha mẹ của CNN.
1. Ở bên con
Khi ở bên cạnh con, hãy dành cho con toàn bộ sự chú ý, niềm vui và sự hiếu kỳ của bạn, đồng thời cởi mở để con có thể chia sẻ mọi thứ trong lòng hoặc những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng.
Hãy lắng nghe con và đáp lại, đừng để mình bị phân tán bởi chiếc điện thoại, những suy nghĩ về tương lai hoặc kế hoạch cá nhân.
Nỗ lực này sẽ mang lại cho bạn hiệu quả sâu sắc và lâu dài – con bạn sẽ ít khi phản ứng tiêu cực với bạn và mối quan hệ cha mẹ - con cái sẽ gắn kết hơn.
Đây có thể coi là điều quan trọng nhất bạn cần quyết tâm thực hiện.
2. Suy nghĩ thoáng hơn
Bạn có thể khiến mình mệt mỏi và áp lực với những bước ngoặt hoặc kỳ vọng về con, những điều không thực sự quan trọng khi bạn dành thời gian suy nghĩ về chúng.
Có một số bước phát triển trong đời con mà bạn không cần lãng phí thời gian, năng lượng để thúc ép hoặc lo lắng về nó – đến một lúc nào đó, nó sẽ tự xảy ra, ví dụ như khi con biết bò, biết nói, biết đi, đi vệ sinh vào bô, tắm rửa thường xuyên, biết chữ, v.v.
Tuy nhiên, có những điều cha mẹ cũng tuyệt đối không được lơ là, kể cả khi con còn nhỏ, đó là chế độ dinh dưỡng khoa học, ngủ đủ giấc, tiếp xúc với thiên nhiên, cách cư xử phải phép và sự tốt bụng.
3. Ít quát mắng và hít thở sâu nhiều hơn
Hiếm có ông bố bà mẹ nào tự nhận chưa từng quát con trong đời. Chúng ta có thể thông cảm cho họ về sự tức giận mà họ trải qua nhưng quát tháo là cách kém hiệu quả nhất để kiểm soát điều này.
Và sự to tiếng có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Các nhà nghiên cứu của Đại học Pittsburgh và Đại học Michigan phát hiện, những thanh thiếu niên có bố mẹ hay quát mắng biểu hiện nhiều vấn đề về hành vi hơn, trong đó có hành vi bạo lực.
Một nghiên cứu khác cho thấy, bố mẹ hay quát mắng sẽ làm giảm sự tự tin của con và tăng nguy cơ trầm cảm.
Thêm nữa, điều này khiến cho không khí gia đình thêm căng thẳng và ngột ngạt. Trong cuốn sách "Ready, Set, Breathe” của mình (Tạm dịch: “1, 2, 3, hít thở”), tác giả Carla Naumburg chia sẻ một số bài tập đơn giản giúp bạn kiềm chế cơn giận dữ và nói chuyện với con khi đã bình tĩnh hơn.
Cách đơn giản là đặt tay lên mặt phẳng, ví dụ như bàn bếp và cảm nhận được chân mình đang đứng vững. Sau đó hít thở thật sâu, đếm đến 10 rồi mới bắt đầu nói chuyện.
Bạn cũng có thể đi ra chỗ khác (cho bản thân thời gian “đình chiến”), nằm trên giường hoặc trên ghế bành và thở từ từ.
Bạn thậm chí có thể nói với các con rằng mình muốn có thời gian nghỉ ngơi một chút trước khi nói chuyện với con vì bạn cần bình tĩnh lại.
Đó là một cách làm gương tốt cho con khi chúng biết nên làm gì khi cảm thấy tức giận.
4. Giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử
Hãy thử xác định thời gian bạn và các con dùng các thiết bị điện tử trong một tuần, từ máy tính, TV, ipad, v.v. – dù kết quả thế nào, con số này có thể là quá nhiều.
Việc dành quá nhiều thời gian sử dụng các thiết bị điện tử ảnh hưởng đến các mối quan hệ và sự phát triển của trẻ, điều này lớn hơn những ích lợi về mặt giáo dục mà các thiết bị này mang lại.
Để thay đổi, bạn có thể giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của các con hoặc của chính mình xuống 25%, hoặc ít nhất là 10%.
Hoặc, bạn có thể để ý những lúc cả nhà đang định sử dụng TV, ipad, điện thoại và đưa ra một sự thay thế nào đó, ví dụ như chơi Uno, đi dạo công viên, chơi bóng, đọc sách, nhảy múa, nấu ăn, vẽ tranh, v.v.
5. Yêu thương bản thân
Các bậc cha mẹ thường quan tâm, lo lắng cho các con quá nhiều và tự làm mình mệt mỏi, kiệt sức.
Bố mẹ cần hạnh phúc sẽ tốt hơn cho con cái, vì vậy nếu bạn đang mất cân bằng, hãy quyết tâm dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, xa con cái và tìm kiếm niềm vui từ bạn bè, sở thích, tập thể dục, nghỉ ngơi hoặc chỉ là ở một mình – bất kỳ điều gì bạn cần để trở thành một bậc cha mẹ hạnh phúc hơn.
6. Cách để theo dõi sự tiến bộ và thành công
Mặc dù rất khó để xác định bạn đã trở thành một bậc cha mẹ tốt hơn chưa, bạn có thể thực hiện một vài hành động cụ thể để thấy được sự thay đổi.
Cuối mỗi ngày, hãy thử tự chấm điểm cho mình trên một tờ giấy. Nghiên cứu cho thấy để một hành động trở thành thói quen chỉ cần hơn 2 tháng nếu bạn thực hiện nó hàng ngày.
Có một cách khác là nói với gia đình, người bạn đời hoặc thậm chí là các con về những gì bạn đang cố gắng hoàn thiện.
Họ sẽ nhắc nhở và hỗ trợ bạn vì mọi người đều mong bạn thành công và cả gia đình thêm hòa thuận, tốt đẹp.
Kể cả khi bạn không thực hiện được những mục tiêu đã đề ra, chỉ riêng việc chú ý nhiều hơn đến những điều trên đã mang lại ích lợi cho bạn.
Nếu đã cố gắng mà bạn vẫn quát mắng con, hãy xin lỗi và làm một tấm gương tốt. Đồng thời, hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng làm cha mẹ là một hành trình chứ không phải một điểm đến.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn ngày Tết giữ gìn sức khỏe của MC Huyền Ny
- Dự báo thời tiết các vùng trên cả nước 5 ngày Tết Nguyên đán Mậu Tuất
- 4 cách chống nhăn da mặt ngày Tết cho bạn làn da căng mịn như ý
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua