Dòng sự kiện:

6 “gạch đầu dòng” để sinh con thứ 2 được như ý

17:45 06/01/2016
Việc sinh ra và nuôi dưỡng một đứa trẻ đã khó, nay khi vợ chồng quyết định mang thai lần thứ 2 càng cần có một kế hoạch cụ thể để vượt qua nhiều thách thức mới của gia đình. Những lời khuyên này sẽ giúp bạn rất nhiều đấy!

 

 

 

 

 

Nếu lần mang thai đầu tiên của bạn diễn ra không quá khó khăn, nhưng không có nghĩa lần thứ 2 cũng như vậy. Cơ thể của bạn đã có sự thay đổi lớn sau lần mang thai đầu tiên, nên khi mang thai đứa thứ 2 bạn sẽ phải vượt qua những thách thức mới. Vì vậy, nếu bạn đang có kế hoạch sinh con thứ hai, đây là một vài điều bạn nên làm để chuẩn bị chu đáo cho em bé tiếp theo ra đời.

1.Làm xét nghiệm máu


Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm điều này khi bạn thảo luận về kế hoạch sinh con thứ 2 của mình. Xét nghiệm này sẽ kiểm tra chính xác bạn đã có thai chưa, tuần tuổi của thai nhi và lượng sắt trong cơ thể mẹ. Điều này rất quan trọng, bởi lượng sắt trong cơ thể mẹ giúp hình thành các tế bào máu cho con. Bạn cần nhiều hơn 50% lượng máu của cơ thể đã đáp ứng nhu cầu của thai nhi và việc lưu thông máu của chính bạn. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, mẹ bầu sẽ hay bị hoa mắt, chóng mặt, thai nhi chậm phát triển và thậm chí dẫn đến dị tật. Vì vậy, xét nghiệm thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ được những mối lo ngại trên.

2.Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt


Có em bé không chỉ dựa vào viêc bạn không sử dụng biện pháp tránh thai nào và có một đời sống tình dục tích cực. Bạn cần phải theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để tính ngày thụ thai đúng. Trong chu kỳ của phụ nữ nội tiết tố tăng mạnh, vấn đề thụ thai sẽ khó khăn.

3. Đối mặt với vấn đề cân nặng


Rất khó để giảm cân sau sinh, nhưng không phải là không thể. Hầu hết phụ nữ có được vóc dáng gợi cảm sau sinh cũng cần phải “đổ mồ hôi sôi nước mắt” để có được. Việc tăng quá nhiều cân sau lần mang thai đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của những lần tiếp theo, hoặc thậm chí dẫn đến hội chứng teo buồng trứng, trì hoãn việc rụng trứng trong thời gian dài. Vì vậy, điều bạn cần làm bây giờ là chạy bộ hoặc tham gia một lớp thể dục nhịp điệu để tốt hơn cho khả năng thụ thai.

4. Sự phối hợp của vợ chồng


Bạn cần sự giúp đỡ rất nhiều của chồng trong quá trình thụ thai và dưỡng thai đối với đứa con thứ 2 này đấy. Cần nhắc nhở chồng các chất dinh dưỡng đúng để tăng cường sức khỏe tinh trùng, tránh các tệ nạn như hút thuốc và uống rượu và những chất kích thích khác nhằm giúp tinh trùng thụ tinh cho trứng sớm. Nói chuyện thường xuyên với chồng để cả 2 sớm có niềm vui tiếp theo nhé.

5. Khoảng cách thời gian mang thai


 

Nếu bạn đang lo lắng về tuổi tác và khả năng sinh sản của bạn, sau đó lên kế hoạch mang thai sớm hơn để tốt cho bé. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng, khoảng cách tốt nhất giữa 2 đứa bé khoảng 3 năm để con có đủ tuổi nhận biết và không cần quá nhiều sự chú tâm của mẹ. Vì trong thời gian mang thai, cơ thể bạn sẽ rất mệt mỏi, không muốn làm bất cứ điều gì, nên bé thứ nhất sẽ dựa vào cha và người thân chăm sóc nhiều hơn.

6. Nói chuyện cùng chuyên gia


Nếu mọi sự cố gắng mang thai lần thứ 2 của vợ chồng bạn chưa có kết quả ngay tức khắc, hoặc 6 tháng sau vẫn chưa có tin mừng, bạn có thể rơi vào trạng thái bất ổn về tâm lý. Bạn cần gặp nhau bác sĩ khoa sản để được tư vấn trực tiếp nhé!

 TUỆ ANH (Theo Thehealthsite)

Nguồn: Gia đình Việt Nam