6 lý do khiến thai nhi chậm tăng trưởng cân nặng
Cân nặng thai nhi là một trong những thông số để đánh giá sự phát triển của bé. Để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, trong các buổi khám thai bác sĩ sẽ kiểm tra những chỉ số cần thiết, trong đó có chiều cao và cân nặng thai nhi. Tuy nhiên, có nhiều thai nhi trong bụng mẹ lại chậm tăng cân. Vậy đâu là lý do khiến thai nhi chậm tăng trưởng về cân nặng. Bài viết sau sẽ giúp các bạn lý giải điều này!
1. Do chiều cao của người mẹ
Tất cả phụ nữ đều mong tăng cân khi mang thai (trong khi toàn bộ thời gian còn lại của họ là nỗ lực giảm cân). Một trọng lượng cơ thể thích hợp là điều kiện cần thiết để sinh ra một em bé khỏe mạnh. Trên thực tế, cơ thể phụ nữ khác nhau nên cân nặng khi mang thai cũng khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào số cân bạn có trước khi mang bầu.
Có một điều các mẹ bầu cần biêt đó là những bà mẹ thấp bé, gầy gò có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn nhóm bà mẹ còn lại. Chiều cao quá khiêm tốn cũng là nguyên nhân khiến mẹ khó đẻ do khung chậu hẹp, tai biến khi sinh nở cũng gia tăng.
2. Chức năng của nhau thai
Nếu nhau thai kém phát triển sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ đi làm cho quá trình vận chuyển ấy cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm, thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn đến còi cọc.
3. Mẹ bầu bị tăng huyết áp
Phụ nữa mang thai bị cao huyết áp có thể gây giảm lưu lượng máu đến nhau, sự cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cũng ít hơn cho thai nhi phát triển đưa đến các nguy cơ: thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non, nhau bong non, thai chết lưu…Do tình trạng máu nuôi kém, có thể làm thai nhi nhẹ cân hay suy dinh dưỡng, sợ nhất là tình trạng sinh non.
4. Do thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Cân nặng của thai nhi phần lớn đều phụ thuộc vào các yếu tố như chu vi vòng đầu, chu vi vòng bụng và chiều dài xương đùi, vì vậy nếu thai nhi trong bụng mẹ gặp bất cứ dị tật gì ảnh hưởng đến các bộ phận này cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả cân nặng. Đó cũng là lý do khiến thai nhi chậm tăng cân.
5. Do số lượng thai nhi trong bụng mẹ
Do tử cung của bà bầu có hạn nên trường hợp mẹ mang song thai hoặc đa thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Hơn nữa về cân nặng của các bé cũng sẽ nhỏ hơn so với mẹ mang đơn thai.
6. Chức năng ở rốn
Dây rốn giữ chức năng quan trọng giúp vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng đến thai nhi. Nếu dây rốn gặp bất cứ vấn đề gì chẳng hạn như hiện tượng tụ máu, xoắn dây rốn, sa dây rốn… sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, cũng như ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi trong thai kỳ.
Khỏe & Đẹp
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua