6 mũi tiêm phòng bắt buộc cho phụ nữ trước khi mang thai
Trên các diễn đàn dành cho các chị em thì chủ để tiêm phòng trước mang thai được các chị em bàn luận khá sôi nổi. Hầu hết các thành viên đều nhận thấy tầm quan trọng của việc này.
Một thành viên cho biết: "Thiết nghĩ việc tiêm phòng trước khi mang thai nên là việc làm bắt buộc với chị em chuẩn bị lấy chồng, cũng giống như việc nam, nữ ở nước ngoài phải có chứng nhận đủ sức khỏe trước khi kết hôn".
Bên cạnh đó, có khá nhiều chị em đã tiếc nuối khi từ trước, không được tiếp cận nhiều với internet, với các thông tin cần thiết dẫn tới việc, khi mang thai, thai nhi bị ảnh hưởng rất nhiều chỉ đơn giản từ việc mẹ không được tiêm phòng trước khi có con.
Theo ông Nguyễn Nhật Cảm - phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội trả lời trên VnExpress, có hai loại hình tiêm chủng với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 đến 49 tuổi.
Loại hình thứ nhất là tiêm chủng miễn phí phòng uốn ván sơ sinh dành cho hai đối tượng là phụ nữ mang thai và phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ trong vùng có nguy cơ mắc uốn ván cao. Loại hình tiêm chủng này phủ sóng khắp địa bàn Hà Nội, nhiều năm liền đạt tỷ lệ trên 95%.
Loại hình thứ hai là tiêm dịch vụ dành cho những người có nhu cầu.
Cụ thể, 6 mũi tiêm bắt buộc dành cho phụ nữ trước khi mang thai là:
1. Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà
Bạn nên tiêm phòng vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà kết hợp nếu bạn đang trong độ tuổi sinh sản từ 19-64.
2. Viêm màng não
Bạn nên tiêm vắc-xin viêm màng não nếu bạn tới hoặc làm việc trong môi trường nơi mà bệnh viêm màng não phổ biến, hoặc lá lách của bạn đã bị cắt.
3. Bệnh thủy đậu
Bạn nên tiêm phòng chủng ngừa thủy đậu nếu bạn chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu (đặc biệt là nếu bạn sống với một người có hệ thống miễn dịch yếu).
4. Bệnh sởi, quai bị và rubella
Bạn nên tiêm phòng bệnh sởi- quai bị- rubella kết hợp (MMR) nếu bạn được sinh ra trong hoặc sau năm 1957 và chưa bao giờ được tiêm phòng một chủng ngừa MMR.
5. Văcxin HPV
Bạn nên tiêm chủng ngừa HPV (ung thư cổ tử cung) nếu bạn là một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 26 hoặc trẻ hơn. Hoặc khi còn vị thành niên, bạn chưa được tiêm ngừa. Đây là mũi tiêm cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ chị em nào.
6. Viêm gan siêu vi B
Virus này có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng mắc bệnh này mà không hề hay biết. Không chỉ bạn mà người chồng cũng nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B.
Viêm gan B lây qua 3 đường: tình dục, máu và mẹ truyền sang con, để bảo đảm an toàn cho cả 2 vợ chồng tốt nhất bạn nên tiêm viêm gan siêu vi B nên xét nghiệm huyết thanh học trước khi tiêm.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]kdEQsamV1Z[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua