Dòng sự kiện:

6 thói quen xấu khiến răng bé nhanh hỏng

03:20 30/09/2015
Mút ngón tay và núm vú giả, chống cằm, thở bằng miệng… là những thói quen xấu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển răng hàm mặt của các bé.

 

 

 

[mecloud]nYfjJ2GE3d[/mecloud]
Để giúp bé sở hữu một hàm răng chắc khỏe, ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc răng miệng, các bậc cha mẹ cần lưu tâm đến những thói quen xấu của trẻ. Mẹ hãy xem bé mình có một trong các thói quen này không thì tập bỏ dần cho con nhé:

1. Mút ngón tay và núm vú

Mút ngón tay và núm vú đặc biệt nhiều bậc phụ huynh luôn cho con ngậm ti giả để con không quấy khóc là những thói quen xấu gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng của bé. 

Thói quen mút ngón tay ở trẻ không những mất vệ sinh, tăng nguy cơ răng miệng của bé nhiễm vi khuẩn, đường ruột bị ảnh hưởng do giun sán mà nó còn ảnh hưởng tới răng và xương.

Chính bởi vậy việc bị lệch lạc hàm răng hay răng mọc sai vị trí thường rất xảy ra ở những trẻ này. Thậm chí, đối với các bé này còn phải nhờ đến sự giúp đỡ của nha sĩ sử dụng kỹ thuật chỉnh hình để nắn sửa và điều chỉnh lại hàm răng.

2. Thở bằng miệng


Nguyên nhân có thể là trẻ bị một trở ngại về đường mũi nên phải thở bằng đường miệng. Cách thở này sẽ làm khô niêm mạc miệng, lệch lạc răng và hàm, dễ gây sâu răng và nhiễm khuẩn đường hô hấp.

3. Nuốt kem đánh răng

Tạo được cho trẻ thói quen đánh răng là việc làm rất cần thiết và quan trọng để bảo vệ hàm răng của trẻ. Tuy nhiên, đôi khi điều này lại đi ngược lại với lợi ích vốn có của nó. Bởi trẻ thường rất ưa thích vị ngọt và hương thơm của kem đánh răng nên sẽ không do dự nếu nuốt chúng. Trái lại, điều này lại hoàn toàn nguy hại đối với hàm răng và cả hệ tiêu hóa của bé.


Nuốt kem đánh răng với lượng lớn sẽ là tác nhân khiến trẻ mắc phải chứng bệnh Fluorosis (do việc dư thừa flour gây nên). Những chấm trắng hoặc nâu khác thường trên răng, chính là biểu hiện của chứng bệnh nói trên.

4. Đưa lưỡi ra trước và cắn môi dưới


Khi các bé hay có thói quen cắn môi dưới và đưa lưỡi ra trước, các mẹ cần phải kịp thời nhắc nhở. Bởi các tật này có thể làm trẻ bị vẩu răng trên và khớp cắn hở.

[mecloud]E314fouMGK[/mecloud]

5. Đi ngủ với một loại đồ uống

Các bậc cha mẹ thường chiều lòng con trẻ và cho bé uống nước ngọt hay soda trước khi đi ngủ. Điều này thật sai lầm. Theo kết quả điều tra đây chính là tác nhân khiến trẻ dễ bị sâu răng nhất.

Thói quen này sẽ khiến lượng đường có trong các loại đồ uống bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây hại hàm răng của trẻ.

6. Chống cằm và mút môi trên

Thói quen chống cằm và mút môi trên ở trẻ nếu kéo dài sẽ gây nên tình trạng vẩu hàm dưới.

Ngoài các thói quen làm hỏng răng miệng ở trẻ nêu trên thì ở trẻ còn có một số thói quen xấu gây ảnh hưởng tới răng miệng nữa như: cắn móng tay, nghiến răng…Tất cả các thói quen này đều không tốt và nó sẽ gây ra các vấn đề ảnh hưởng tới chức năng răng và thẩm mỹ khuôn miệng tùy thuộc vào mức độ cũng như thói quen của trẻ. Cha mẹ nên thay đổi thoi quen của bé hoặc ngăn chặn bé tiếp tục lặp lại các thói quen trên.

Trẻ chống cằm và mút môi trên có thể bị vẩu hàm dưới.

Giúp trẻ phòng tránh

Nên kiên quyết bắt trẻ bỏ thói quen xấu ngay từ đầu vì càng để lâu càng khó bỏ:

- Đối với những trẻ hay mút tay từ lúc 2–3 tháng tuổi, nên nghĩ cách không cho trẻ gập khuỷu tay lại để đưa lên miệng, như lấy một ống bìa cứng lồng vào cánh tay, ôm lấy khuỷu tay trẻ. Đối với trẻ lớn hơn, có thể xoa một chất có mùi khó chịu ở ngón tay mà trẻ hay đưa lên miệng, hoặc bọc ngón tay bằng vải…

- Nếu trẻ thở bằng miệng do các bệnh về mũi, cần cho đi khám ngay để điều trị triệt để. Hoặc các mẹ có thể dùng băng gạc băng cằm lại để trẻ phải tập thở bằng mũi.

- Cho trẻ xỉa răng khi cần thiết như bị thịt, thức ăn mắc vào răng… Nên dùng tăm có một đầu nhỏ vừa với kẽ răng và tương đối mềm để không gây tổn thương lợi.

- Những tật xấu khác như chống cằm, tật cắn môi… thường xảy ra khi trẻ đã lớn hơn, cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nếu trẻ vẫn tái diễn… Nê bày ra những trò chơi hấp dẫn để trẻ bị cuốn hút vào đó mà quên đi dần những tật xấu.

Minh Châu (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]E314fouMGK[/mecloud]