8 cách trị mẩn ngứa ở trẻ bằng thảo dược
Trẻ bị mẩn ngứa, dị ứng nhất là vào mùa hè oi bức hoặc di phấn bụi, côn trùng đốt là nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ. Có rất nhiều cách trị mẩn ngứa ở trẻ như bôi thuốc, bôi phấn rôm... nhưng trị mẩn ngứa ở trẻ bằng thảo dược, lá tắm cho trẻ được nhiều cha mẹ áp dụng hơn cả.
Trẻ mẩn ngứa vì sao?
Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là một bệnh viêm da thường thấy, mẩn ngứa có thể do nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên trong đó phải kể đến thời tiết. Biểu hiện ban đầu của hiện tượng này là hai má bị ngứa, khi đó trẻ thường lắc, cọ đầu hoặc dùng 2 tay để gãi.
Bệnh mẩn ngứa chủ yếu là những nốt đỏ phân bố đối xứng hai bên của gò má, trán, da đầu của trẻ, bề mặt có thể có vảy bong ra hoặc có các mụn nhỏ bên trong có nước. Bề mặt nốt đỏ bị loét, chảy nước vàng. Một số trường hợp trẻ bị lan rộng ra xuống cổ, vai, tứ chi… Nếu viêm nặng còn có thể sưng hạch.
Mẩn ngứa gây cảm giác khó chịu ngứa ngáy cho trẻ, làm trẻ cáu khóc và biếng ăn. Những đối tượng có nguy cơ cao nhất hay bị mẩn ngứa là những trẻ béo, có cơ địa dị ứng và gia đình có người thường xuyên bị viêm da. Nhiều mụn ngứa hay mọc vào mùa hè, có thể tự khỏi dần dần, một số ít trẻ bị kéo dài đến tuổi nhi đồng, thậm chí đến tuổi thanh thiếu niên.
Khi trẻ bị mẩn ngứa, ngoài việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, cha mẹ nên tham khảo một sốt thảo dược sẽ giúp bé đối phó bệnh mẩn ngứa, dị ứng gây khó chịu. Ảnh minh họa
8 cách chữa trị trẻ bị mẩn ngứa, dị ứng bằng thảo dược
- Mướp 30g, rửa sạch thêm chút muối, nấu chín ăn cả bã, nước.
- Rau sam, rau muống, mỗi thứ 30g cùng nấu canh dùng uống.
- Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10g, nấu canh ăn.
- Đậu xanh, bách hợp, mỗi thứ 30g, nấu cháo ăn.
- Gạo nếp 50g, rau câu 30g, nấu cháo ăn.
- Sinh ý dĩ nhân, bột mã thầy, mỗi thứ 30g, cùng nghiền bột mịn nấu cháo.
- Xích đậu, bí xanh lấy vỏ, mỗi thứ 30g, sắc uống thay trà, có thể uống thường xuyên.
- Nước chè xanh, nước quả tươi hoặc nước cà chua uống thường xuyên. Cũng có thể cho trẻ ăn cháo đậu xanh.
Thói quen cần tránh cho trẻ khi bị mẩn ngứa
Tránh dùng xà phòng rửa da vì sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm.
Nếu vẩy hơi dầy có thể dùng dầu gai bôi lên cho mềm da.
Không đắp chăn quá dày vì sẽ gây ngứa, không nên dùng chăn len hoặc không nên mặc áo len.
Không nên dùng loại kháng sinh có tác dụng phụ gây dị ứng, nên thử cẩn thận trước khi tiêm, hết sức thận trọng khi dùng đường uống.
Minh Sang (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua