8 điều mẹ bắt buộc phải nhớ khi chăm sóc con sinh thiếu tháng
Trẻ sơ sinh chào đời trước tuần thứ 37 của thai kì được cho là trẻ sinh non. Nguyên nhân có thể là do bé không được nhận đầy đủ dưỡng chất và oxy.
Lúc này, khác hẳn với những đứa trẻ bình thường, làn da của bé mỏng hơn, mềm nhũn mà mẹ có cảm giác “bục” bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, da cũng có biểu hiện nhăn nheo hơn do chưa đủ thời gian tích trữ mỡ.
Trẻ sinh non thường có đầu to hơn so với thân mình, gầy guộc ốm yếu, thở mệt nhọc và ngắt quãng, cử động trông như co giật.
Do tình hình sức khỏe cũng như bản thân bề ngoài cơ thể của bé trông vô cùng yếu ớt nên mẹ cần phải nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ cũng như có những cách chăm sóc đặc biệt dành cho bé. Nhất là, phải chú ý tới những vấn đề sau:
1. Ghế đi xe
Khi đi ôtô, lúc nào cũng phải đặt bé trong ghế nằm đạt tiêu chuẩn an toàn ở băng ghế sau.
Chọn loại ghế dành cho trẻ sơ sinh chắc chắn, an toàn và đừng dùng những loại có gắn miếng lót, khay hay miếng chắn bằng nhựa cứng. Đừng bao giờ đặt ghế ngồi của bé trên ghế có túi khí bảo vệ.
Trẻ sinh non khi đi ôtô cần được hỗ trợ nhiều hơn để có thể ngồi thẳng người, nhờ đó dễ thở hơn. Hãy cuộn những tấm mền hay tã vải làm miếng độn để giúp bé không bị đổ sụp ra phía trước và tránh những chuyển động mạnh không cần thiết.
Hãy nhờ y tá ở phòng chăm sóc nhi đặc biệt chỉ cách đặt bé ngồi thật đúng. Họ sẽ kiểm tra mức oxy và điều kiện sức khỏe nói chung của bé khi ngồi vào ghế chuẩn bị về nhà.
2. Thường xuyên mát xa nhẹ nhàng cho trẻ
Đây là liệu pháp rất cần thiết đối với trẻ sinh thiếu tháng. Người mẹ phải thường xuyên vuốt ve, xoa nhẹ toàn bộ cơ thể chúng, vừa mát xa vừa trò chuyện, hát cho cháu nghe những bài hát ru con đó là liệu pháp nuôi dưỡng các cháu sinh thiếu tháng được chỉ định. Lúc này, việc xoa bóp nhẹ nhàng toàn cơ thể trẻ là cách thức truyền cảm mạnh mẽ nhất của tình yêu người mẹ tới con cái, nó tăng cường mối liên kết cảm xúc giữa mẹ và con, giúp mẹ, con gần gũi nhau hơn.
3. Bỉm và quần áo
Nên mua loại bỉm được thiết kế riêng cho trẻ sinh non.
Về quần áo, có thể tự may hoặc mua cho bé nhưng đừng chuẩn bị nhiều quá vì bé sẽ rất chóng lớn. Hầu hết các trung tâm mua sắm lớn và nhiều trang web đều có bán quần áo may sẵn cho trẻ sinh non. Điều quan trọng nhất là chọn sản phẩm an toàn cho sức khỏe bé.
4. Nôi
Không bao giờ dùng các miếng lót trong nôi và khoảng cách giữa các song gỗ không nên quá lớn để tránh trường hợp bé bị kẹt đầu.
Đệm lót cần có độ chắc chắn, vừa vặn với khung nôi. Giữa đệm lót và bé chỉ cần một tấm lót mỏng là đủ. Không nên bỏ những vật mềm, to lớn có thể khiến bé ngạt thở trong nôi.
5. Nhiệt độ trong phòng
Luôn giữ cho phòng bé được ấm áp, dễ chịu vì một em bé dưới 3,2 kg chưa có đủ lượng mỡ cách nhiệt dưới da, do đó sẽ không chịu đựng được khi nhiệt độ trong phòng thay đổi.
Giữ cho nhiệt độ trong nhà luôn ở khoảng 27-29 độ C và mặc quần áo sao cho bé được thoải mái. Để phòng ngừa, bạn hãy kiểm tra nhiệt độ trên da của bé. Nếu chân tay bé lạnh, tím tái hãy ủ ấm cho bé. Nếu người bé ấm và ửng đỏ, có thể bạn đã ủ ấm bé quá mức.
Làn da của bé sinh non rất nhạy cảm, hãy tránh cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Ngoài ra nên tránh gió lạnh và những nơi quá ẩm ướt cho bé.
6. Hạn chế lây nhiễm bệnh
Tiết trời thu đông hoặc mùa mưa là lúc mà bé dễ bị cảm cúm và mắc các bệnh về đường hô hấp. Trẻ sinh non thường mắc một căn bệnh phổ biến và nghiêm trọng về đường hô hấp gây ra bởi virus hợp bào đường hô hấp, gọi tắt là RSV. Cần trao đổi với bác sĩ hay y tá của bé trước khi xuất viện để giúp bé tránh khỏi căn bệnh này.
Khi đã về nhà, hãy dành ra vài tuần để hai mẹ con thích nghi trước khi mở cửa đón tiếp bạn bè, người thân. Sau đó nên hạn chế cho bé tiếp xúc với những người bị đau ốm, kể cả khách viếng thăm. Đề nghị họ rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chạm đến bé. Cần nhớ rằng việc hôn bé cũng có thể lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp nên chỉ nên cho phép người lạ vuốt ve, xoa đầu bé.
Tránh mang bé đến những nơi có thể tiếp xúc với vi trùng hay khói thuốc lá. Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc thường có nguy cơ mắc bệnh hô hấp cao hơn so với bình thường.
7. Tắm cho bé
Tắm cho bé càng nhanh càng tốt vì trẻ sinh non rất dễ lạnh. Dùng tay kiểm tra độ nóng của nước trước khi đặt bé vào chậu tắm. Giữ nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp, tránh gió. Khi tắm, hãy xoa đầu bé thật nhẹ nhàng. Sau khi tắm, ủ bé bằng khăn bông mềm.
8. Theo sát những biểu hiện hàng ngày của con
Nhịp thở, màu sắc da, tiêu hóa (số lượng ăn trong ngày, dịch nôn, mầu dịch nôn, số lần ỉa, tính chất phân, bụng trướng hay không, thóp, thân nhiệt, cân nặng).
Có vậy mới nắm được sức khỏe con bạn có bình thường hay không. Vì cơ thể trẻ sinh thiếu tháng (trẻ đẻ non) rất yếu ớt, các cơ quan bộ phận trên cơ thể sẽ có những thay đổi hằng ngày.
Cho trẻ sơ sinh thiếu tháng bú sữa mẹ đúng cách Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh thiếu tháng (trẻ đẻ non). Số lượng sữa cần thiết: Ngày thứ nhất 60 ml/kg/ngày Ngày thứ hai 90 ml/kg/ngày Ngày thứ ba 120 ml/kg/ngày Ngày thứ tư 150 ml/kg/ngày Các mẹ nhớ chia số lần cho trẻ sơ sinh bú làm 8-12 lần/ngày. Nếu trẻ không bú được phải đổ thìa hay bằng ống thông dạ dày, trẻ dưới 32 tuần cần cho ăn bằng ống thông. Nếu trẻ bú được thì cho bú nhiều lần trong ngày theo nhu cầu. Trong những ngày đầu, những trẻ sơ sinh trọng lượng dưới 1500g, lượng ăn ít, có thể truyền thêm Glucoza 5-10% 80-100 ml/kg. |
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]gy5Ohw93om[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua