Dòng sự kiện:

8 nguyên tắc dạy con được phụ huynh khắp thế giới hết lời ca ngợi

Theo Dân Việt
14:29 28/07/2017
Nhưng những chiến thuật dưới đây sẽ là những lời khuyên bổ ích dành cho các phụ huynh bởi chúng là nghệ thuật để gắn kết và xây dựng một mạng lưới thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái.

1. Kết nối

Hãy dành ra ít nhất 10 phút đặc biệt mỗi ngày cho mỗi đứa con, dù cha mẹ bận đến mức nào. Hãy gọi đó là “thời gian hạnh phúc”, để tìm hiểu một ngày của con bạn đã trôi qua như thế nào, ngày mai con bạn dự định sẽ làm gì, hãy cố gắng hiểu những tâm sự, những ước mơ của chúng. Vào khoảng thời gian này, cha mẹ hãy tắt điện thoại và quẳng hết công việc đi bởi 90% tương tác với con bạn sẽ làm nên 10% sự thấu hiểu giữa 2 bên.

2. Kiểm soát cảm xúc của cha mẹ trước

Cho dù vấn đề là gì - điểm xấu ở trường, đánh nhau với bạn, từ chối ăn tối, không làm bài tập… Trước khi can thiệp với con, hãy luôn luôn bắt đầu bằng cách làm dịu tình hình trước. Hầu hết thời gian, một vấn đề xảy ra với con, bạn có thể cảm thấy như là một trường hợp khẩn cấp. Nhưng đây không không phải là lúc để cha mẹ thể hiện cơn thịnh nộ, hay lo lắng. Hãy hít thở sâu và để bình tĩnh giải quyết và trở thành những cha mẹ thấu hiểu mà con trẻ mong muốn.

3. Khích lệ trước khi thiết lập các giới hạn

Đừng la lên quát mắng khi con làm hỏng đồ chơi, tô màu bừa bãi ra sách báo, vẽ lên tường nhà… Hãy dành vài phút để ngồi xuống và chiêm ngưỡng những gì con đã làm, có thể đưa ra một vài lời khen, nếu vẽ đẹp, tô màu rực rỡ, tháo lắp đồ chơi… dù rằng chúng đã bị hỏng, hoặc bừa bãi. Sau đó bạn có thể thiết lập các giới hạn một cách hợp lý. Nếu bạn đặt ra giới hạn của mình với sự đồng cảm, con trẻ sẽ hợp tác hơn.

4. Đừng ngừng cuộc trò chuyện

Nếu trẻ nói “Con ghét toán học! Con sẽ không bao giờ đi học nữa!”, chưa chắc con bạn đã gặp khó khăn về môn toán, có điều gì đó vướng mắc khiến cảm xúc của trẻ bị đẩy lên. Hãy mở cánh cửa cảm xúc của trẻ bằng cách hỏi: “Có vẻ như con thực sự không thích môn toán. Con có thể cho bố mẹ biết tại sao không?” Điều đó giúp trẻ cảm thấy an toàn khi trải lòng với bạn.

5. Chấp nhận những giọt nước mắt

Một phần trong trách nhiệm của cha mẹ là giúp con trẻ quản lý được cảm xúc của mình, và có những khi chúng cần khóc dù là bé trai hay bé gái. Đôi khi trẻ khóc, bạn phải nhanh chóng giúp chúng bình tĩnh lại, có những khi ngược lại hãy để chúng được khóc. Cảm xúc, như đau đớn và tức giận, không nguy hiểm. Nếu bạn thấy con bạn trở nên cáu kỉnh hoặc hung hăng, hãy dành một phút để thừa nhận sự bực mình của trẻ, đây là lúc trẻ cần sự đồng cảm. Nhiệm vụ của bạn là giúp con cảm thấy an toàn, đủ để thể hiện những cảm xúc to lớn, sợ hãi - và thậm chí hãy để cho trẻ được “tổn thương” trong sự an toàn của cánh tay cha mẹ.

6. Dành nhiều thời gian cho tiếng cười

Trẻ em cần cười thường xuyên, tiếng cười giúp trẻ cảm thấy an toàn, và giúp bé chuyển tiếp khi phải khó chịu vì đi học hoặc đi ngủ sớm khi đang ham chơi. Hãy cố gắng giữ cho trẻ luôn được vui vẻ và tươi cười.

7. Không tấn công cá nhân

Nếu con cảm thấy buồn và ỉu xìu, nó thường không liên quan đến cha mẹ. Đừng tấn công con lúc này. Nếu con đối xử thô lỗ đối, cố giữ bình tĩnh để nói: “Chúng ta có thể không nói chuyện với nhau theo cách này. Bố mẹ rất buồn khi con nói chuyện với bố mẹ như thế”. Đây là cách mở ra cánh cửa để nói chuyện thay vì để tức giận leo thang.

8. Đừng bao giờ làm gián đoạn một đứa trẻ đang say mê sáng tạo

Nếu trẻ đang ham mê sáng tạo một điều gì đó, nếu không quá nguy hiểm, hãy để chúng được toại nguyện và thỏa thích phát huy sự sáng tạo. Đây là một sự khích lệ niềm đam mê cho trẻ, và có thể là tiền đề cho sự thành công của trẻ trong tương lai.

 Nguồn: Gia đình Việt Nam