8 sai lầm khi con con bú dễ gây hại cho bé
1. Bỏ qua sữa non
Tuần đầu tiên sau khi sinh, cơ thể mẹ sẽ tiết ra sữa non – sữa non là sữa có màu vàng sậm, sánh và chứa lượng protein rất lớn. Đây là một nguồn sữa rất quý giá, nó giàu chất dinh dưỡng, chất kháng thể và bạch cầu giúp bé tránh khỏi các loại bệnh tật.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những bé được bú sữa non sau vài giờ sinh thì tỷ lệ tử vong, mắc bệnh của trẻ được giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm nhìn thấy sữa non màu vàng sậm lại nghĩ rằng là sữa không tốt nên không cho bé bú. Đây là một quan niệm sai lầm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch đầu đời của trẻ.
2. Cho bé bú theo một khung giờ nhất định
Nhiều mẹ có thói quen sắp xếp một khung giờ cố định hoặc cho con bú theo đồng hồ. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên mẹ không nên làm như vậy, thay vào đó hãy dựa vào các dấu hiệu của trẻ để phán đoán xem con có cần ăn hay không.
Hãy cho bé bú theo đúng nhu cầu của bé, bởi nếu được bú theo nhu cầu, bé thường tăng cân một cách tự nhiên; đồng thời, giảm thiểu stress cho mẹ trong giai đoạn cho con bú.
3. Cho ăn trước khi bú
Nhiều bà mẹ do ít sữa nên thường cho trẻ uống sữa công thức hoặc nước đường trước rồi mới cho trẻ bú mẹ. Điều này sẽ khiến bé không thích sữa mẹ nữa bởi sữa công thức thường ngọt hơn sữa mẹ, như thế sẽ khiến sữa mẹ dễ bị ứ đọng, rất dễ chua và mất chất thậm chí còn gây ra hiện tượng viên tuyến vú ở mẹ.
Nếu bé thường xuyên bỏ bú thì sẽ không kích thích được lượng sữa mẹ sản sinh ra khiến mẹ ít sữa dần và có khả năng bị mất sữa.
4. Dễ dàng từ bỏ việc cho bé bú
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bé được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có sức khỏe và sự phát triển trí não tốt hơn hẳn trẻ uống sữa công thức, ngoài ra việc cho bé bú sữa sẽ là sợi dây liên kết tình cảm giữa hai mẹ con.
Do đó, nếu mẹ nào dễ dàng từ bỏ việc cho con bú khi gặp khó khăn hoặc muốn giữ dáng thì sẽ là điều không tốt cho bé.
Nếu mẹ bị ít sữa, mất sữa hoặc bé không chịu bú ty mẹ thì mẹ nên kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục như sử dụng các mẹo gọi sữa về hay sử dụng các phương pháp hỗ trợ như sử dụng máy hút sữa để hỗ trợ các mẹ.
5. Cho bé bú quá lâu
Thời gian bú thích hợp nhất cho các bé là khoảng 10 phút một bên vú, trong khoảng 10 phút này thì 2 phút đầu bé nhận được khoảng 50% tổng lượng sữa, 2 phút tiếp theo bé nhận được 80 – 90% lượng sữa, còn 6 phút sau thì lượng sữa bé bú không còn được bao nhiêu.
Tuy nhiên sáu phút này lại vô cùng cần thiết bởi việc bé mút sẽ kích thích tuyển sữa của mẹ tăng thêm lượng sữa cho bé bú lần sau. Việc cho bé bú là rất tốt, tuy nhiên nếu mẹ cho bé bú quá lâu sẽ không tốt cho bé bởi nếu bú càng lâu thì lượng Protein càng giảm và hàm lượng chất béo lại tăng cao. Nếu bú quá lâu sẽ khiến bé hấp thu một lượng chất béo quá lớn có thể gây ra tình trang đau bụng, đi ngoài.
Việc bú quá lâu cũng khiến bé hít vào bụng lượng không khí lớn dễ gây ra tình trang đầy bụng và nôn trớ. Ngoài ra, cho bé bú quá lâu phân đầu ti của mẹ bị ngậm trong thời gian dài cũng dẽ gây ra viêm nhiễn ảnh hướng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Trong trường hợp bé vừa bú vừa ngủ mẹ có thể áp dụng các cách sau: Dùng ngón tay xoa xoa dái tai của bé, nhẹ nhàng kéo ngon tay hoặc ngón chân của bé hoặc thử nhẹ nhàng rút đầu ti để kích thích tốc độ bú sữa của bé.
6. Cho con bú trong khi tức giận
Khi mẹ tức giận sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và khiến cơ thể phóng thích một lượng lớn noradrenalin và tiết ra nhiều adrenaline. Hai loại chất này sẽ khiến tim đập nhanh hơn, mạch máu bị thu nhỏ, huyết áp tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng của sữa.
Nếu bé thường xuyên bú phải những loại sữa chưa độc tố này sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan như: gan, thận, tim,…..làm giảm khả năng đề kháng của trẻ, chức năng tiêu hóa kém, con chậm phát triển.
Chính vì thế khi đang trong lúc tức giận thì mẹ không nên cho bé bú và thay vào đó mẹ hãy điều hòa nhịp thở và cố gắng bình tĩnh lại sau đó mới cho bé bú.
7. Cho bé bú sau khi tập thể dục xong
Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic, sữa có chứa axit lactic sẽ bị chua và khiến bé chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, người mẹ khi đang trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế vận động mạnh, và nghỉ ngơi sau khi tập thể dục rồi mới cho con ăn.
Nếu sau khi vừa vận động xong, mẹ nên nặn một ít sữa ra (khoảng từ 3 tới 5 ml ở cả 2 vú), chờ khoảng 30 phút rồi mới cho bú để lượng acid lactic giảm xuống.
8. Chỉ tập trung bú một bên
Sữa mẹ đều có ở cả hai bên ngực, nếu chỉ cho trẻ bú một bên dần dần sẽ khiến bầu ngực bên đó bị mất sữa. Không những vậy, khi trẻ chỉ được bú một bên, bé sẽ quen với nó nên rất khó để mẹ chuyển cho bé sang bên còn lại. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là mẹ cố gắng luân phiên cho bé bú ở cả hai bên ngực.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]luKf0bjvvV[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua