Dòng sự kiện:

9 cách giảm ốm nghén hay tuyệt cho mẹ bầu

22:30 01/07/2016
Các nhà nghiên cứu thống kê rằng 80% bà bầu đều phải đương đầu với chứng ốm nghén khi mang thai. Ốm nghén nặng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, mất sức, không ăn uống được nhiều và sút cân quá mức cho phép và ảnh hướng tới sự phát triển của bé.
Tuy nhiên, có thể hạn chế ốm nghén bằng một số mẹo sau:

1- Chia nhỏ bữa ăn

Có mẹ nôn ói 1-2 lần/ngày, một số mẹ khác phải chịu sự “hành hạ” của cơn ốm nghén nặng hơn, nôn mửa liên tục, hầu như không ăn uống được gì. Có thể hạn chế tình trạng này bằng cách chia nhỏ bữa ăn để giữ dạ dày no lâu giúp mẹ bầu giảm buồn nôn khi mang thai.

Càng để bụng đói bao nhiêu, cảm giác buồn nôn, khó chịu lại tăng bấy nhiêu. Hơn nữa, khi mang thai, mẹ bầu cần ăn nhiều hơn bình thường, để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Với mẹ bị ốm nghén nặng, cố gắng chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Thay vì 3 bữa, ăn thành 6 bữa/ngày, chưa kể thời gian ăn vặt thêm.

Cách chia này giúp ổn định lượng đường trong máu, giữ dạ dày no lâu, không gây cảm giác buồn nôn.

2- Bổ sung vitamin sau bữa ăn

Việc uống vitamin khi dạ dày đang trống rỗng sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn. Vì vậy, bạn nên đảm bảo sau khi ăn no mới uống những viên thuốc bổ sung này. Để dễ chịu hơn, tốt nhất bầu nên uống sau bữa ăn tối, trước khi đi ngủ.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên uống thật nhiều nước để tránh mất nước gây mệt mỏi. Lời khuyên quá đỗi quen thuộc nhưng không phải thừa, bởi mất nước gây ra tình trạng khử nước trong cơ thể, làm mẹ bầu càng buồn nôn, mệt mỏi hơn. Trong 3 tháng đầu, thiếu nước còn có thể gây kích thích dạ con, dẫn tới sảy thai. Vì vậy, mẹ bầu nên uống ít nhất 1.5 lít nước mỗi ngày, bổ sung thêm nguồn nước khác từ sinh tố trái cây, rau củ.

3- Nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh kiệt sức

Thiếu ngủ làm cơ thể dần suy yếu, cạn kiệt sức lực, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, bạn nên cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm, và tranh thủ chợp mắt khoảng 30 phút vào buổi trưa. Nhớ nghỉ ngơi bất cứ khi nào cần thiết nhé.

4- Sử dụng gừng, bạc hà, chanh... làm giảm nghén

Bất cứ khi nào cảm thấy bụng khó chịu, có cảm giác buồn nôn, mẹ bầu có thể yêu cầu sự trợ giúp ngay từ gừng, bạc hà, chanh. Uống trà, ngậm kẹo hoặc ngửi mùi hương đem lại hiệu quả giảm buồn nôn rất tốt.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên tránh xa những mùi vị khiến cơ thể mẹ bầu khó chịu, hạn chế tiếp xúc với những mùi khó chịu nhiều nhất có thể. hoặc mẹ nên trang bị khăn giấy ướp hương bạc hà, chanh, để bịt mũi mỗi khi vô tình “đụng chạm” với những mùi vị này.

5- Bổ sung những thực phẩm giàu tinh bột và protein

Thực phẩm giàu tinh bột và protein giúp điều hòa lượng đường trong máu, giảm các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt.

Nếu bản thân cảm thấy thèm ăn món gì đó, khoai tây chiên hay đồ ngọt chẳng hạn, cứ việc ăn. Ăn và làm những gì bạn cảm thấy dễ chịu nhất. Đương nhiên, mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn những món không lợi cho sức khỏe để tránh gây hại nhé.

NGỌC LAN/Theo Gia đình Việt Nam