Dòng sự kiện:

9 dấu hiệu nhận biết trẻ có nguy cơ thiếu chiều cao

17:20 05/12/2015
Trẻ thiếu chiều cao, thấp lùn, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển toàn diện cũng như giải quyết các vấn đề trong cuộc sống khi trẻ lớn lên trở nên khó khăn hơn.
 [mecloud]K1ipf1JP9m[/mecloud]

Vì thế, để đảm bảo cuộc sống trong tương lại của bé vui khỏe, mẹ hãy nhận biết sớm những dấu hiệu cho thấy bé có nguy cơ thiếu chiều cao để kịp thời “cứu vãn tình hình”.

1. Trẻ thấp hơn bạn cùng trang lứa


Cần so sánh chiều cao của trẻ với bạn bè của chúng cùng tuổi, cùng giới tính. Nếu chiều cao của trẻ chỉ đạt ít hơn 90% chiều cao chuẩn của từng lứa tuổi, hoặc thiếu chuẩn từ độ 2 trở lên nghĩa là trẻ chậm phát triển chiều cao.

2. Trẻ chậm tăng chiều cao hoặc không cao trong thời gian dài

Trẻ không tăng chiều cao trong nhiều tháng hoặc tăng trưởng chiều cao trung bình dưới 5cm/ năm trong khoảng từ 2 tuổi đến tuổi dậy thì (bé gái 10 – 13 tuổi, bé trai 13 – 17 tuổi) là dấu hiệu bất thường.

3. Có tuổi xương nhỏ hơn tuổi đời

Tuổi xương và tuổi đời không phải là một. Tuổi xương chính là tuổi sinh vật, phản ánh sự phát triển và trưởng thành của con người. Phán đoán tuổi xương dựa vào chụp X-quang cổ tay của trẻ để xác định số lượng tổ chức sợi và sụn trong cơ thể. Nếu tuổi xương nhỏ hơn tuổi thực tế nghĩa là trẻ thiếu chiều cao.

4. Thiếu hụt dưỡng chất cần thiết

Nếu cân nặng cũng thấp hơn mức chuẩn của lứa tuổi nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng. Sự thiếu hụt các vi chất như: protein, sắt, folate, B12, kẽm, đặc biệt là canxi, vitamin A, D, vitamin K2 (MK7) sẽ làm trẻ bị hạn chế chiều cao.

5. Dậy thì sớm (trước 10 tuổi ở bé trai và 9 tuổi ở bé gái)

Trẻ cao nhanh hơn, lông và cơ quan sinh dục phát triển, tâm lý thay đổi. Bé trai có râu, trứng cá, cơ bắp nở nang, vỡ giọng. Bé gái ngực phát triển, tiết dịch âm đạo, có thể hành kinh. Dậy thì sớm gây tăng tiết hooc môn sinh dục khiến cốt xương đóng sớm, tuổi xương tăng nhanh và cao hơn so với tuổi thực. Sau một thời gian phát triển nhanh, chiều cao của trẻ sẽ dừng lại sớm và không thể đạt mức tối ưu.

6. Trẻ mắc các bệnh mãn tính, bẩm sinh hoặc các bệnh nhiễm khuẩn

Một nghiên cứu của Brazil trên 119 trẻ trong 10 năm cho thấy: trong 2 năm đầu đời nếu trẻ bị 7 đợt tiêu chảy thì lúc lên 7 tuổi, trẻ sẽ thấp hơn 3,6 cm so với bạn cùng tuổi không nhiễm bệnh.

Nếu trẻ bị giun đường ruột thì lúc lên 7 tuổi sẽ thấp hơn các bạn khác không nhiễm giun 4,6cm. Như vậy, trẻ có nguy cơ sút giảm tới 8,2 cm chiều cao nếu vừa bị tiêu chả và vừa có giun sán.

7. Trẻ ngủ ít, ngủ muộn, rối loạn giấc ngủ

 

 

 

Nhu cầu giấc ngủ của bé:

Trẻ sơ sinh: 22 tiếng

Trẻ 2 – 6 tháng: 15 – 18 tiếng

Trẻ 6 – 18 tháng: 13 – 15 tiếng

Trẻ 18 tháng đến 3 tuổi: 12 – 13 tiếng

Trẻ 3 – 7 tuổi: 11 – 12 tiếng

 

 

 

 

90% sự phát triển xương ở trẻ diễn ra trong giấc ngủ, đặc biệt từ 22 – 24 giờ hàng ngày. Khi trẻ ngủ sâu và đủ giấc, tuyến yên sẽ được kích thích tiết ra hormone tăng chiều cao.

Nếu trẻ ngủ ít, ngủ muộn sau 23h, thường trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc sẽ làm hạn chế chiều cao.

 

 

8. Trẻ ít vận động ngoài trời

Thể thao chiếm 20% các yếu tố tác động tới sự phát triển chiều cao của con người, Khi trẻ vận động ngoài trời, cơ thể sẽ tự tổng hợp vitamin D qua da, giúp trẻ cao lớn hơn. Nếu trẻ lười vận động, ít ra ngoài trời tắm nắng cũng sẽ hạn chế chiều cao.

9. Điều kiện sống thiếu thốn, dịch vụ y tế kém phát triển

Nếu trẻ sống trong điều kiện thiếu thốn về vật chất, ở vùng quê hẻo lánh hoặc vùng sâu, vùng xa kém phát triển, không được tiếp cận với dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe thường xuyên cũng sẽ có nguy cơ thiếu chiều cao.

Để trẻ tăng trưởng chiều cao như ý muốn, các bà mẹ cần nắm rõ 5 lời khuyên về dinh dưỡng để hỗ trợ tăng trưởng chiều cao:

1. Sử dụng thực phẩm giàu canxi phù hợp với lứa tuổi (sữa và các chế phẩm từ sữa, cá nhỏ…), sử dụng sản phẩm tăng cường canxi, bổ sung canxi ở các giai đoạn đặc biệt trong chu kỳ vòng đời.

2. Lượng protein trong khẩu phần nên vừa phải, nếu ăn nhiều protein phải đảm bảo đủ canxi vì chế độ ăn nhiều protein làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu.

3. Ăn nhiều rau và trái cây; trong số các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến các loại rau xanh giàu canxi (rau cải, rau bó xôi…); đậu khô, trái cây (nhất là trái cây có múi như bưởi, cam)...

4. Hạn chế sử dụng nước có gas

5. Kết hợp các hoạt động thể chất phù hợp và có thời gian hoạt động ngoài trời hợp lý giúp trẻ phát triển tối đa chiều cao, tăng cường sức khỏe.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Clip hot: [mecloud]yxPQVyYE62[/mecloud]