Dòng sự kiện:

Bà bầu bị ngã ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

14:20 17/09/2016
Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, bụng bầu có thể chịu đựng được một số hoàn cảnh khá khó khăn để bảo vệ em bé.

Lý do bà bầu hay bị ngã trong thai kỳ

Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi cơ thể bà bầu đã trở nên vướng víu, nặng nề vì chiếc bụng càng ngày càng to lên. Trọng tâm cơ thể thay đổi khiến nhiều bà bầu khi đi lại, sinh hoạt thường có xu hướng ngã về phía trước, việc giữ thăng bằng cơ thể không còn linh hoạt như trước nữa.

Thứ hai, các khớp xương của bà bầu cũng trở nên lỏng lẻo, mềm hơn để cơ thể thích nghi với việc mang thai và sinh nở. Vì vậy, giai đoạn thai kỳ mẹ bầu đừng quá tin tưởng vào đôi chân của mình nhé, các khớp chân lúc này không còn được "vững chãi" như xưa, dễ khiến bà bầu bị té ngã nếu bất cẩn đấy.

Một nguyên nhân khác cũng khiến cho bà bầu dễ té ngã là sự mệt mỏi hay cảm giác hoa mắt chóng mặt, cơ thể suy yếu..


Bà bầu khi bị ngã đều rất lo lắng cho sức khỏe của thai nhi trong bụng (Ảnh minh họa)

Bà bầu bị ngã ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Nếu những cú ngã đem lại cho các mẹ sự hoang mang và lo lắng với tình trạng bé yêu trong bụng, thì tin tốt với các mẹ đó là những cú ngã vô tình thường không có khuynh hướng làm tổn thương bé yêu.

Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, bụng bầu có thể chịu đựng được một số hoàn cảnh khá khó khăn để bảo vệ em bé. Các bé yêu được che chở và bao quanh bởi chất lỏng, lớp màng dày dẻo dai và khoang bụng, vì thế phải là một va chạm lớn mới gây ra tai nạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến em bé.

Bà bầu nên làm gì khi bị ngã

Khi bị té ngã, bà bầu cần hết sức bình tĩnh, ngồi yên xem cơ thể có gì bất ổn không. Nếu bà bầu thấy chảy máu âm đạo, co thắt tử cung, hoặc cảm thấy đau bụng cực độ thì hãy đến bác sĩ ngay. Theo đó các bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra và xét nghiệm để kiểm tra mức độ nghiêm trọng của cú ngã.

Trường hợp không may mắn bị ngã và gãy xương, cần phải điều trị bằng tia X-quang hoặc mổ, bà bầu cần phải nói ngay với bác sĩ trước khi tiến hành bất kỳ xét nghiệm hoặc phương pháp điều trị nào.

Nếu bà bầu buộc phải sử dụng phương pháp gây mê để chữa trị gãy xương, thai nhi cần phải được theo dõi một cách chặc chẽ.

Bà bầu nên làm gì để hạn chế việc té ngã?

Nếu mẹ bầu cảm thấy khó chịu, đau đớn kéo dài, nhận thấy giảm chuyển động của thai nhi hoặc bị xuất huyết âm đạo hay co thắt, tốt hơn hãy gọi cho bác sĩ (những người có thể tư vấn hoặc hẹn bạn một cuộc siêu âm để xác nhận em bé vẫn an toàn). Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu đừng ngại khi yêu cầu giúp đỡ từ bạn bè và người thân để đi ra ngoài, tránh những cú ngã rủi ro.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên sử dụng những đôi giày bằng phẳng, thoải mái, đi chậm rãi và nhớ vịn lan can khi đi lên và xuống cầu thang nếu tình trạng cơ thể vướng víu.

Khánh Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam