Dòng sự kiện:

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn?

02:30 08/07/2015
Trứng vịt lộn là một trong những món ăn bình dân, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Nhưng đây lại là món ăn hạn chế đối với phụ nữ mang thai.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: trong một quả trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng; 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Ngoài ra, trong trứng vịt lộn còn có nhiều vitamin A, một số ít sắt, gluxit, vitamin B1 và C… Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và sức khỏe của bà mẹ, theo thông tin trên báo Thanh niên.

Tuy nhiên, chính vì bổ dưỡng mà nhiều bà bầu thường ăn rất nhiều trứng vịt lộn, điều này lại gây ra những tác dụng không mong muốn. Vì vậy, trong thời gian mang thai, bà bầu ăn trứng vịt lộn cần lưu ý một số điểm sau:

Chỉ nên ăn 2 quả/tuần là đủ

Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều trứng vịt lộn. Ảnh minh họa.

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và sự phát triển của bé thì cần chú ý chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất. Vì thế, cũng không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Trứng vịt lộn cũng không ngoại lệ, vì trứng vịt lộn có lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol, làm cản trở khả năng hấp thu dưỡng chất từ các thực phẩm khác.

Đối với phụ nữ có thai nên ăn 2 quả mỗi tuần tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc. Và vào giai đoạn cuối thai kỳ lại càng phải lưu ý vì bà bầu “ nạp nhiều năng lượng ” quá cũng không tốt.

Nên ăn vào buổi sáng

Các chuyên gia cũng cho biết, thời điểm tốt nhất để ăn trứng vịt lộn là vào buổi sáng, cần tránh buổi tối vì có thể gây khó tiêu, ngủ không yên giấc. Bạn có thể sử dụng trứng vịt lộn cho bữa ăn nhẹ vào giữa buổi sáng.

Không nên ăn kèm rau răm

Bà bầu không nên ăn trứng vịt lộn với rau răm. Ảnh minh họa.

Món rau ăn kèm trứng vịt lộn thông dụng nhất là một ít rau răm và một ít gừng vì sẽ giúp cho người ăn trứng vịt (trứng cút lộn) không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các trục trặc về tiêu hóa.

Tuy nhiên, Tuy nhiên, báo Ngôi sao cho hay, đối với phụ nữ có thai 3 tháng đầu thì nên hạn chế ăn rau răm, vì ăn rau răm nhiều dễ bị mất máu. Thêm vào đó, trong rau răm có chứa chất kích thích tử cung mạnh, gây tình trạng co bóp tử cung dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy mẹ bầu không nên ăn quá nhiều rau răm khi ăn trứng vịt lộn.

Thay vào đó, trong trứng lộn có chứa vitamin A (retinol) và tiền vitamin A (beta caroten) khá cao. Bởi vậy, khi ăn vào cần có đủ lượng dầu mỡ để hòa tan (là vitamin tan trong dầu mỡ) thì cơ thể mới hấp thu được trọn vẹn. Do đó có thể ăn kèm với bánh lạc vừng (lạc luộc hay lạc rang cũng được).

MẠC NHIÊN (Tổng hợp)/ Theo báo ĐSPL