Dòng sự kiện:

Bàng hoàng vì thai phụ hiến máu khiến trẻ chậm phát triển

16:31 30/10/2015
Lưu lượng máu tăng lên gấp nhiều lần trong thai kỳ để cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Đó là lý do mẹ bầu không nên để mất máu.
 

 

Toàn bộ lượng máu trong cơ thể sẽ được huy động để nuôi dưỡng thai nhi khi trong thời gian mang thai. Đó cũng chính là lý do mà các mẹ bầu bị từ chối nếu có ý định hiến máu. Mặc dù hiến máu là việc nên làm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng nhưng theo các chuyên gia sản phụ khoa, mẹ bầu nên tạm ngưng hành động có ý nghĩa nhân đạo ấy. Lý do là mẹ cần dành tất cả lượng máu trong cơ thể hiện tại cho bản thân và thai nhi.

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên đi hiến máu.

Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể của bạn sẽ tăng đều trong suốt thai kỳ, đủ để bạn và em bé có thể tối ưu hóa các dưỡng chất nhằm đảm bảo cho sự phát triển tốt ở cả mẹ và bé. Do đó, một điều chắc chắn là việc hiến máu có khả năng làm giảm lượng chất sắt trong cơ thể, điều đó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở người mẹ và ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai được xem là không đủ điều kiện để hiến máu. Tuy nhiên, sáu tuần sau khi sinh, các bà mẹ đã có thể hiến máu, ngay cả khi họ đang cho con bú.

Toàn bộ lượng máu trong cơ thể mẹ bầu để phát triển toàn diện cho bé.

Một trường hợp ngoại lệ là bạn có thể sẽ cần được truyền máu nếu có biến cố xảy ra trong thai kỳ hoặc lúc sinh con. Khi đó, bạn sẽ cần trích máu để dự trữ trong ngân hàng máu.

Lưu lượng máu tăng lên gấp nhiều lần trong thai kỳ để cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Đó là lý do mẹ bầu không nên để mất máu.  Trên thực tế, 50% phụ nữ sẽ trải qua tình trạng thiếu máu khi mang thai. Lượng hồng cầu sẽ giảm do thiếu sắt. Vì vậy, mẹ bầu không phải là ứng viên tốt để hiến máu.

Mẹ bầu cần bổ sung các chất cần thiết cho tăng lượng hồng cầu,

lượng máu để đáp ứng nhu cầu của thai nhi.

Hiến máu là lấy đi một lượng không nhỏ máu trong cơ thể, nhiều hơn cả một chu kỳ kinh nguyệt, do đó nếu cơ thể khỏe mạnh thì lượng máu mất này không gây ra ảnh hưởng gì cả, cơ thể có thể tự bù trừ được. Tuy nhiên, trên một cơ thể đang yếu, đang thiếu máu thì ngược lại, cùng một lượng máu mất trên có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như tụt huyết áp, choáng, ngất, té ngã hoặc làm nặng thêm tình trạng thiếu máu vốn có và máu của những người thiếu máu cũng không đủ “chất lượng”.

Bà bầu chỉ có thể dự trữ máu trước khi đẻ đề phòng bất trắc.

Mẹ bầu thiếu máu có thể dẫn đến thai nhi chậm phát triển hoặc sinh con nhẹ cân. Bởi thiếu máu là tình trạng thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là thiếu máu khi mang thai vì giai đoạn này cơ thể cần lượng máu đặc biệt cao.Theo các chuyên gia y tế, ít nhất bạn phải chờ khoảng 6 tuần sau khi em bé được sinh ra mới có thể hiến máu.

Các dạng thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu hồng cầu non có thể điều chỉnh thông qua bổ sung kịp thời chất sắt và vitamin và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 

TUỆ ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam